UMA là gì? Thông tin chi tiết về dự án UMA 04/2024

UMA là gì? Từ khi ngành công nghiệp tiền điện tử phát triển, các vấn đề liên quan đến các hợp đồng tương lai cho Bitcoin hoặc các đồng Altcoin đã được thảo luận rất nhiều. Việc ký hợp đồng mua tài sản với giá cố định sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tự bảo vệ mình khỏi những biến động giá và giảm thiểu rủi ro liên quan. Một trong những dự án tạo hợp đồng tài chính nổi bật là UMA.

Vậy UMA là gì? UMA giải quyết vấn đề gì? Tất cả thông tin liên quan đến UMA mới nhất 04/2024 sẽ được Thefinances.org cập nhật thông qua bài viết sau đây.

Uma (UMA) là gì?

Uma (UMA) là gì?

Uma (UMA) là gì?

Uma (UMA) là một giao thức được xây dựng trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng trao đổi các synthetic token (token tài sản tổng hợp) mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

Tiếp theo mình sẽ giới thiệu với các bạn một số khái niệm cơ bản mà các bạn cần nắm bắt để hiểu rõ hơn về dự án Uma

1. Synthetic Asset là gì?

Crypto synthetic (hoặc synthetic asset) được thiết kế để bắt chước giá trị của các tài sản khác, mang lại cho các nhà đầu tư đòn bẩy để giao dịch tài sản kỹ thuật số và tài sản truyền thống trong hệ sinh thái tiền điện tử.

Các nhà đầu tư có thể sử dụng crypto synthetic để tương tác với nhiều loại tài sản khác nhau mà không cần phải sở hữu chúng. Các loại tài sản bao gồm tiền tệ, hàng hóa, quỹ chỉ số và các tài sản kỹ thuật số khác.

2. Derivative là gì?

Derivative là nền tảng phát hàng và mua bán các tài sản phái sinh mà không cần bên thứ 3.

Uma (UMA) giải quyết vấn đề gì?

Uma (UMA) giải quyết vấn đề gì?

Uma (UMA) giải quyết vấn đề gì?

  • Uma đưa các derivative vào blockchain. Derivative giúp phát hành các synthetic token cho các tài sản thế chấp.
  • Thay vì sử dụng các dịch vụ price oracle đang có trên thị trường, Uma trao incentive cho người dùng để họ tham gia vào quá trình kiểm tra liệu giá trị tài sản thế chấp có tới ngưỡng thanh lý (undercollaterized) hay chưa.
  • Uma coi việc sử dụng các dịch vụ oracle là một trong những vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến Defi. Dự án cho rằng các dịch vụ oracle sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các đợt sụt giá bất ngờ do bàn tay thao túng của các nhà đầu tư lớn. Vì lý do đó
  • UMA chỉ sử dụng dịch vụ oracle của mình để giải quyết các vụ tranh chấp về việc thanh lý tài sản.

Điểm nổi bật của Uma

Điểm nổi bật của Uma

Điểm nổi bật của Uma

Uma có 2 cơ chế quan trọng mà các bạn cần biết:

  • Data Verification Mechanism (Oracle của Uma)
  • Sau đây mình sẽ giải thích chi tiết về 2 cơ chế này:

1. UMA Token Facility (Cơ chế tạo synthetic token)

Token Facility đề cập đến hợp đồng thông minh trên Uma cho phép tạo ra các synthetic token đại diện cho một tài sản. Bất kỳ ai cũng có thể tạo smart contract trong token facility bằng cách đáp ứng đủ 3 yếu tố (giá, ngày đáo hạn hợp đồng, tài sản thế chấp tối thiểu). Người tạo smart contract cho các synthetic token được gọi là Token Facility Owner.

Tại thời điểm này, bất kỳ người dùng nào khác đều có thể tham gia vào hợp đồng thông minh để phát hành thêm token bằng cách thế chấp tài sàn tiền điện tử của mình. Những người tham gia này được gọi là Token sponsor.

Ví dụ: người A (Token facility owner) tạo một smart contract để tạo synthetic gold token và gửi vào đó tài sản thế chấp cần thiết. Người B (token sponsor) tin rằng synthetic gold token có thể có giá trị và muốn tự phát hành thêm token, vì vậy họ gửi tài sản thế chấp để tự phát hành thêm synthetic gold token.

2. Data Verification Mechanism (Oracle của Uma)

Không giống như các giao thức DeFi khác, UMA không yêu cầu mức giá cố định để giao thức hoạt động. Đây là lý do tại sao cả Uma và cơ chế DVM của nó đều được gọi là “vô giá”.

Trong các protocol khác như Aave, oracle được sử dụng để làm cơ sở cho quyết định thanh lý một loại tài sản tổng hợp nào đó.

Tài sản tổng hợp bị thanh lý khi tài sản thế chấp giảm giá mạnh và không còn đáp ứng được yêu cầu thế chấp tối thiểu của một protocol.

Oracle của Uma Protocol hoạt động theo cơ chế khác. Thay vì liên tục kiểm tra giá của tài sản bị khóa làm tài sản thế chấp, Uma khuyến khích các token owner kiểm tra xem nhà phát hành synthetic token có đáp ứng được điều kiện thế chấp tối thiểu hay không. Nếu không, họ có thể yêu cầu thanh lý các tài sản thế chấp của người phát hành synthetic token.

Token Facility Owner có thể phản đối yêu cầu thanh lý, tại đó họ có thể sử dụng UMA token để yêu cầu DVM giải quyết tranh chấp bằng cách kiểm tra giá của tài sản thế chấp.

Nếu DVM xác định rằng người yêu cầu thanh lý tài sản đưa ra yêu cầu không chính xác, người yêu thanh lý sẽ bị phạt và người tranh chấp sẽ nhận được phần thưởng từ hình phạt đó và ngược lại.

Thông tin cơ bản về Uma

  • Name: UMA.
  • Ticker: UMA.
  • Contract: 0x04Fa0d235C4abf4BcF4787aF4CF447DE572eF828.
  • Decimals: 18.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Token type: Governance Token.
  • Total Supply: 101,310,373 UMA.
  • Circulating Supply: 55,685,743 UMA.

1. Token Allocation

Token Allocation

Token Allocation

Sơ đồ phân phối Token Uma

  • 2% dành cho Initial Uniswap Listing
  • 14.5% dành cho Future Token Sale
  • 35$ dành cho Developers and Users
  • 48.5% dành cho Founders, Early Contributors, and Investors

2. Tỷ giá Uma hôm nay

Tỷ giá Uma hôm nay

Tỷ giá Uma hôm nay

3. Uma dùng để làm gì?

UMA token có 2 chức năng chính:

  • Biểu quyết giá của tài sản khi có yêu cầu kiểm tra giá tài sản thông qua DVM.
  • Biểu quyết thay đổi hoặc nâng cấp UMA protocol.

4. Ví lưu trữ Uma (UMA)

UMA là một token ERC20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:

  • Ví sàn
  • Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet
  • Ví lạnh: Ledger, Trezor

5. Mua bán Uma (UMA) ở đâu?

Hiện tại UMA đang được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau, với tổng volume giao dịch 24h khoảng 32 triệu $.
Các sàn giao dịch hỗ trợ UMA bao gồm: Okex, Coinbase Pro, Binance, Bibox, Bitmart …

6. Có nên đầu tư vào Uma (UMA) hay không?

UMA là một dự án tốt được backed bởi rất nhiều quỹ đầu tư lớn, trong đó nổi bật nhất coinbase venture.

Vào thời điểm cuối năm 2020, UMA đã tăng gần 10 lần và lập đỉnh ở mốc 25$. Hiện tại tỷ giá token đã có điều chỉnh về mốc 10.15$.

Ngoài ra, các bạn cũng nên chú ý một điểm là Uma chỉ chia 2% tổng cung cho cộng đồng, nhưng core team của Uma lại chiếm đến 48.5% và sẽ bắt đầu unlock vào cuối năm 2021.

Với những thông tin này, mình hy vọng các bạn đã có cơ sở phần nào để quyết định có nên đầu tư vào Uma hay không.

FAQs về UMA

1. Đối thủ cạnh tranh của UMA gồm những cái tên nào?

Hiện nay có một số dự án nổi bật về mảng này như: Synthetic, Perpetual Protocol, Serum…

2. DVM là gì?

Data Verification Mechanism hay DVM là một dịch vụ Oracle phi tập trung tương tự như Chainlink và Band. Oracle này không cung cấp dữ liệu giá on-chain mà chỉ được sử dụng để giải quyết những tranh chấp về thanh lý hoặc giải quyết các hợp đồng token tổng hợp khi hết hạn.

3. Giá hiện tại của token UMA là bao nhiêu?

Theo trang Coingecko, giá hiện tại của một đồng token UMA là 6,52 USD, có vốn hóa thị trường là 425.685.913 USD, xếp hạng #174. Bạn có thể cập nhật giá token này mỗi ngày tại: https://www.coingecko.com/vi/ty_gia/uma

4. Có thể theo dõi dự án này qua các kênh nào?

Bạn có thể theo dõi và nhận thông báo mới nhất từ dự án UMA qua các kênh:

Kết luận

Synthetic asset đóng một vài trò rất quan trọng trong thị trường tài chính truyền thống và Defi. Synthetic asset cho phép người dùng tương tác với các loại tài sản truyền thống và đưa chúng vào blockchain một cách dễ dàng. Từ đó giúp mở rộng các loại tài sản có thể giao dịch trong blockchain, cung cấp thanh khoản, đóng góp vào sự phát triển chung của Defi.

Hy vọng bài viết giúp cho bạn có cái nhìn chi tiết hơn về UMA mới nhất 04/2024 cũng như tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để cùng nhau thảo luận nhé!

Rate this post
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024