Tellor (TRB) là gì? Cách sở hữu và lưu trữ TRB Token hiệu quả 03/2024

Tellor (TRB) là gì? Sự bùng nổ của công nghệ Blockchain mang đến nhiều thay đổi tích cực cho thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, Blockchain là mạng lưới phi tập trung, kéo theo đó là nguồn cung cấp dữ liệu cũng tập trung, dẫn đến tình trạng thao túng giá để trục lợi riêng của một số cá nhân trên nền tảng.

Do đó, hệ thống đã xây dựng giải pháp Oracle – mạng lưới phi tập trung giúp quản lý dữ liệu từ đời thực trước khi mang chúng lên hệ thống Blockchain. Trong bài viết này, Thefinances.org sẽ giới thiệu đến bạn dự án Oracle Tellor (TRB) mới nhất 03/2024 nhé!

Tellor (TRB) là gì?

Tellor (TRB) là gì?

Tellor (TRB) là gì?

Tellor chính là một hệ thống gồm có những oracle phân quyền, chúng sẽ giúp cung cấp được các nguồn dữ liệu bên ngoài blockchain, sau đó sẽ sử dụng cho những smart contract.

Hiện nay, mạng lưới của Tellor đã và đang được xây dựng để giúp cho những đơn vị xác thực, những nhà phát triển, những người cung cấp dữ liệu cũng như cả token holder.

Tellor với tham vọng của mình đó là mang tất cả những dữ liệu trong thế giới thực hoặc dữ liệu của những ngành truyền thống và sau đó tiến hành đưa nó lên chuỗi (on-chain).

Nguyên lý hoạt động của Tellor

Nguyên lý hoạt động của Tellor

Nguyên lý hoạt động của Tellor

Về cơ bản thì Tellor sẽ là bên trung gian, thực hiện thiết lập smart contract nhằm kết nối giữa những người dùng (gọi là user smart contract) và data provider (gọi là đơn vị cung cấp các dữ liệu) lại với nhau. Cụ thể trong đó:

Người dùng sẽ sử dụng TRB để có thể tips và yêu cầu việc truy xuất các dữ liệu theo như các câu query.
Smart contract thực hiện quản lý những yêu cầu này, sắp xếp các query nào có mức tip cao nhất, sau đó sẽ ưu tiên để xử lý trước tiên.

Mạng lưới các data provider sẽ thực hiện việc chạy đua với nhau nhằm tìm ra được lời giải của yêu cầu, cùng với đó sẽ tiến hành cập nhật dữ liệu sau khi đã hoàn thành các yêu cầu ở trên. Khi chu kỳ này đã hoàn thành thì một block lúc này sẽ được thiết lập nhằm ghi nhận lại toàn bộ quá trình.

Ưu nhược điểm của mô hình Tellor

1. Ưu điểm

Ưu điểm

Ưu điểm

  • Cách tiếp cận mới: Hiện nay, để xác thực việc giao dịch, thì Bitcoin hay các hệ thống phổ biến khác sẽ thiết lập PoW, tuy nhiên TRB lại chọn một cách khác đó là thực hiện xác thực những điểm dữ liệu của thế giới thật.
  • Cơ chế Dispute (hay còn gọi là Phủ nhận dữ liệu): Đối với người nắm giữ các token TRB, họ sẽ có thể phủ nhận những điểm data do data provider cung cấp. Hai ngày sau đó thì mạng lưới sẽ tiến hành việc bầu chọn và đi tới quyết định cuối cùng là có ghi nhận dữ liệu do các data provider cung cấp hay là không ghi nhận.
  • Khả năng phân quyền: Mỗi một miner không thể sở hữu cho mình 2 block liên tiếp. Cụ thể thì thời gian tối thiểu miner tiếp tục ghi nhận block đó là 15 phút (khoảng 3 block). Chính điều này sẽ phần nào đảm bảo được tính phân quyền của mạng lưới, không xảy ra trường hợp có một điểm node nào kiểm soát tuyệt đối được hệ thống.
  • Tính nhất quán, rõ ràng: Tellor hiện đang sử dụng một dạng hợp đồng proxy và có thể tiến hành nâng cấp. Điều đó có nghĩa là quá trình lưu trữ các data sẽ hoạt động song song cùng với vận hành của smart contract, không bị trùng lặp.

2. Cách Tellor đảm bảo được an toàn của mạng lưới

  • Việc sử dụng thuật toán lựa chọn data có giá trị trung vị và cơ chế Dispute đã thúc đẩy các data provider cung cấp các giá trị gần với thực tế nhất, nếu không thì họ sẽ bị phủ nhận và có thể bị mất tất cả phần thưởng mining.
  • Sử dụng cơ chế Staked PoW cực kỳ linh hoạt: Do đó sẽ loại bỏ được các yếu điểm PoW truyền thống.
  • Ngoài ra, chi phí để tấn công mạng lưới tăng tuyến tính cùng với số lượng dữ liệu giả do nhóm tấn công tạo ra.

3. Nhược điểm

  • Chi phí để tấn công mạng lưới chỉ có thể tăng lên nếu như giá của token TRB cũng tăng.
  • Chi phí để tấn công vào mạng lưới chỉ tăng nếu như nhu cầu về sử dụng các Oracle cũng tăng lên, nghĩa là nhiều người sẽ tip mạng lưới nhằm yêu cầu quyền truy xuất dữ liệu.
  • Khi mà lượng token do các Disputer (gọi là người phản bác) không đủ lớn, thì lúc này chi phí để tấn công mạng lưới cũng sẽ giảm.

TRB coin là gì?

Tương tự như tất cả các mạng lưới khác ở trong blockchain, thì Tellor cũng sở hữu cho mình một đồng tiền riêng nhằm mục đích hỗ trợ quá trình vận hành cả hệ thống. Đồng tiền sử dụng nội bộ này có tên TRB coin và được ra mắt vào 05/08/2019). Các bạn có thể theo dõi biến động của đồng tiền TRB coin trên nền tảng Etherscan. Một số các thông tin cơ bản của TRB đó là:

Ticker TRB
Contract0x0ba45a8b5d5575935b8158a88c631e9f9c95a2e5
BlockchainEthereum
Decimal18
Token StandardERC-20
Token typeMineable
ConsensusPoW
Max SupplyVô hạn
Total Supply1,449,661 TRB
Circulating Supply1,356,350 TRB
Vốn hoá thị trườngTrị giá 40.310.991 USD (30/11/2020).
Tổng cung/Lượng cung lưu hành1.658.153 TRB1.577.679 TRB.

1. Cách sử dụng Token TRB

Cách sử dụng Token TRB

Cách sử dụng Token TRB

  • Staking: Những người sở hữu TRB coin có thể thực hiện staking hệ thống và đóng vai trò như là một miner, tham gia vào việc xác thực các dữ liệu tại mạng lưới.
  • Tip: Để yêu cầu việc truy xuất các dữ liệu được ưu tiên thì người dùng phải sử dụng token TRB và tip cho các miner.
  • Burn token: Lượng tiền tip sẽ chia làm hai phần bằng nhau. Một nửa sẽ trao thưởng cho các miner, một nửa còn lại được burn nhằm mục đích giảm nguồn cung và đảm bảo TRB có giá trị dài hạn.
  • Dispute: Trường hợp dữ liệu do các data provider cung cấp gặp phải vấn đề, lúc này người dùng sẽ sử dụng TRB coin để có thể phản bác lại. Nếu như bị phản bác thành công, thì thợ đào không nhận được lượng TRB phần thưởng. Trường hợp ngược lại, nếu như mạng lưới mà chấp nhận dữ liệu là chính xác thì thợ đào nhận được thêm phần TRB do người phản bác thêm vào hợp đồng.
  • Quyền quản trị: Ngoài việc phản bác để đảm bảo được độ chính xác của dữ liệu, thì người giữ TRB sẽ được thể tham gia bầu chọn, và thông qua những quyết định nâng cấp trong mạng lưới.

2. Giao dịch mua bán TRB Coin

Trong thời điểm hiện tại thì TRB coin đang được giao dịch tại rất nhiều các sàn khác nhau, có thể kể đến một số sàn có tên tuổi lớn và đáng chú ý đó là:

  • UniSwap và Balancer: TRB/ETH.
  • Binance: Cặp giao dịch TRB/BTC, TRB/USDT, TRB/BUSD, TRB/BNB.
  • OKEx: TRB/USDT, TRB/ ETH, TRB/BTC.
  • Huobi: TRB/USDT, TRB/ETH, TRB/BTC.

3. Cách lưu trữ TRB Coin

Cách để lưu trữ TRB coin thì bạn sẽ cần phải có một địa chỉ ví tích hợp. Cụ thể thì những loại ví phần cứng như là Ledger và Trezor hiện nay đang hỗ trợ đồng tiền số này.

Ngoài ra thì các bạn cũng có thể thực hiện lưu trữ TRB coin trên một số các ví nóng như Atomic, Trust Wallet hay MyEtherWallet. Còn nếu bạn muốn thuận tiện cho các giao dịch thì hãy để trực tiếp TRB trong ví sàn, tuy nhiên thì không khuyến khích sử dụng giải pháp.

4. Đội ngũ và đối tác Tellor

Đội ngũ và đối tác Tellor

Đội ngũ và đối tác Tellor

Đội ngũ những người sáng lập nên Tellor gồm có:

  • CEO Brenda Loya: Đây là một cựu nhóm trưởng lập trình viên của Daxia. Bà là người có chuyên môn cao với lĩnh vực data, science, blockchain cũng như là phát triển quy mô hoá (scalability).
  • CSO Michael Zemrose: Ông là người đã từng nắm giữ vị trí CSO, là cố vấn CEO của dự án Daxia.
    CTO Nicholas Fett: Ông từng là CEO và là người đồng sáng lập nên Daxia. Ngoài ra thì ông cũng đã từng là một nghiên
  • cứu sinh của Cục Giao dịch Phái sinh

5. Tellor (TRB) có đáng để đầu tư?

Trước tiên hãy cùng so sánh TRB coin với một số các đối thủ hiện đang cạnh tranh trực tiếp như là BAND hoặc LINK để biết dự án này có điểm gì khác biệt:

Theo một thành viên sáng lập nên Tellor là Michael Zemrose thì nền tảng hiện đang phân quyền hoá cho các giải pháp oracle của mình trong khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là LINK lại tập trung phần lớn vào tốc độ kéo cũng như tải dữ liệu. Tuy nhiên nền tảng không có nhiều các node vận hành bởi chính sách đã giới hạn tối đa số lượng của mỗi mạng lưới.

Ngoài có một lựa chọn riêng, đường lối riêng thì chúng ta có thể cân nhắc đến một số các yếu tố đó là dư địa phát triển rất lớn của Tellor. Hiện tại thì vốn hóa của Tellor chỉ bằng gần ⅓ so với BAND. Dự án oracle trước đó đã từng rất mạnh là LINK hiện nay đang có giá trị vốn hóa so với TRB là gấp 135 lần.

Sự phát triển của đồng Tellor (TRB coin) ở tương lai

Đồng TRB Coin phát triển ở tương lại dựa vào 2 yếu tố sau:

1. Thị trường tiềm năng

Tellor giải quyết các vấn đề còn hạn chế của giao dịch Smart Contract giúp công nghiệp DeFi có thể phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ hội giúp Tellor tham gia vào thị trường DeFi có nhiều tiềm năng phát triển tương lai

Với tổng giá trị tài sản được lock tới 3.89 tỷ đô la. Đây là số tiền mơ ước cho bất kỳ dự án nào tham gia vào thị trường DeFi.

2. Đối thủ cạnh tranh lớn

Tellor có sự cạnh tranh từ các dự án có cùng giải pháp Oracle có năng lực lớn hiện nay như: Band Protocol, Chainlink, Augur, UMA.

FAQs về Tellor (TRB)

1. Những dự án nào sử dụng giải pháp Oracle như Tellor?

Hiện tại, các dự án có cùng giải pháp Oracle với Tellor như: Chainlink, Brand Protocol, Augur, UMA,…

2. Làm sao để tham gia đào TRB Token?

  • Đầu tiên, người chơi cần tải Latest Binary Release về thiết bị và khởi chạy ứng.
  • Stake 1000 TRB Token vào tài khoản.
  • Bắt đầu đào TRB Token như nhiều nền tảng khác.

3. Tellor có cho phép đào TRB Token không?

Tất nhiên rồi! Tellor sử dụng thuật toán Staked PoW nên bạn có thể khai thác TRB Token thông qua Mining.

4. Tellor được xây dựng cho đối tượng nào?

Mạng lưới Tellor được xây dựng cho các nhà phát triển, đơn vị xác thực cũng như người dung cấp dữ liệu và người sở hữu Token.

Kết luận

Như vậy các bạn đã chắc hẳn đã nắm rõ được những thông tin về Tellor (TRB) là gì, ưu nhược điểm của mô hình hay thông tin về TRB coin, cách lưu trữ cũng như mua bán an toàn nhất 03/2024. Hãy truy cập ngay trang web nếu như bạn còn thắc mắc gì nhé. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024