SegWit là gì? Tìm hiểu về Segwit Bitcoin (Segregated Witness) mới 2024

SegWit là gì? SegWit là bản nâng cấp mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho Bitcoin và các blockchain tương tự vào năm 2017.

Vậy SegWit 11/2024 hoạt động như thế nào trong các Blockchain? Ưu nhược điểm của quá trình SegWit là gì? Hãy cùng Thefinances.org tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

SegWit là gì?

SegWit là gì?

SegWit là gì?

SegWit là viết tắt của cụm từ Segregated Witness. Đây là quá trình tăng giới hạn kích thước khối trên Bitcoin Blockchain bằng cách xóa dữ liệu chữ ký khỏi các giao dịch Bitcoin. Khi các phần nhất định của giao dịch bị xóa. Điều này sẽ giải phóng không gian hoặc khả năng thêm nhiều giao dịch hơn vào chuỗi.

Lý do SegWit ra đời là vì trung bình, mạng Bitcoin xác nhận một khối mới sau tầm 10 – 15 phút. Mỗi khối chứa một số lượng giao dịch nhất định. Do vậy, kích thước khối ảnh hưởng đến số lượng giao dịch có thể được xác nhận trong mỗi khối. 

SegWit là một bản nâng cấp giao thức được phát triển vào năm 2015. Bản nâng cấp này được phát triển nhằm giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng tạm thời cho Bitcoin blockchain và các blockchain có cơ sở hạ tầng tương tự.

Cách hoạt động của SegWit

Cách hoạt động của SegWit

Cách hoạt động của SegWit

Blockchain Bitcoin là một hệ thống phân phối trên một mạng ngang hàng P2P. Các hệ thống này được gọi là các node. Chúng đóng vai trò là người quản lý các giao dịch Bitcoin. Tất cả các giao dịch trên Bitcoin Blockchain đều được sao chép qua các node này. Khiến cho việc xâm nhập và làm hỏng giao dịch hầu như khó có thể  xảy ra.

Dữ liệu giao dịch được chia sẻ trên nhiều node bao gồm hai thành phần. Bao gồm đầu vào và đầu ra. Có thể có một hoặc nhiều đầu vào và đầu ra tham gia vào một giao dịch. 

  • Đầu ra là địa chỉ công khai của người nhận.
  • Đầu vào là địa chỉ công khai của người gửi.

Phần lớn không gian trong giao dịch bao gồm chữ ký để xác minh rằng người gửi có đủ tiền cần thiết để thực hiện thanh toán hay không.

Do giới hạn kỹ thuật, chỉ một số lượng giao dịch nhất định có thể được thêm vào một khối. Trọng lượng của các giao dịch, đang ngày càng đè nặng lên mạng và gây ra sự chậm trễ trong việc xử lý và xác minh giao dịch. Trong một số trường hợp, mất hàng giờ để xác nhận một giao dịch là hợp lệ.

SegWit giới thiệu một giải pháp tạm thời là tách chữ ký điện tử khỏi dữ liệu giao dịch. Quá trình này được gọi là SegWit (Segregated Witness)). Chữ ký điện tử chiếm 65% không gian trong một giao dịch nhất định.

SegWit cố gắng bỏ qua dữ liệu được đính kèm với chữ ký bằng cách loại bỏ chữ ký từ bên trong đầu vào và chuyển nó sang một cấu trúc khác. Hệ quả của việc này là sẽ làm tăng giới hạn kích thước khối lên 4MB trong khi kích thước khối thực tế vẫn là 1 MB. Nhưng bù lại mang lại các lợi ích khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau của bài viết.

Ưu điểm và hạn chế của SegWit là gì?

Ưu điểm và hạn chế của SegWit là gì?

Ưu điểm và hạn chế của SegWit là gì?

Tương tự các giải pháp mở rộng blockchain khác, SegWit có những ưu và nhược điểm riêng:

1. Ưu điểm

Một trong những công dụng lớn nhất của SegWit là tăng hiệu suất lưu trữ giao dịch của một khối Bitcoin. Bằng cách xóa dữ liệu chữ ký khỏi dữ liệu đầu vào giao dịch. Khối có thể lưu trữ nhiều giao dịch hơn.

Cụ thể hơn, SegWit không thực sự tăng kích thước khối thực tế mà chỉ là một giải pháp kỹ thuật nhằm tăng kích thước khối hữu hiệu. Mà không phải tăng giới hạn kích thước khối thực tế. Kích thước khối thực tế vẫn là 1 MB.

SegWit làm tăng tốc độ giao dịch, tuy thời gian sản xuất một khối vẫn giữ nguyên nhưng do khối đó xử lý được nhiều giao dịch hơn. Thế nên chia trung bình ra số giao dịch xử lý được mỗi giây vẫn cao hơn.

Ngoài ra, SegWit là một Soft Fork, tức là là một bản nâng cấp cập nhật phần mềm không bắt buộc. Các Bitcoin node không được cập nhật SegWit vẫn có thể xử lý các giao dịch được.

2. Hạn chế

Vì là một bản soft fork, điều này có nghĩa là không phải Bitcoin node nào cũng update Segwit. Trong một số trường hợp, nó sẽ gây ra một số hạn chế khi sử dụng.

Ví dụ: Không phải tất cả các ví và sàn giao dịch đều hỗ trợ Bitcoin Segwit. Vì vậy, nếu bạn muốn gửi Bitcoin đến các nền tảng này, bạn chỉ có thể gửi đến địa chỉ Bitcoin Legacy của họ.

FAQs

1. SegWit đã được kích hoạt chưa?

SegWit chỉ được phép kích hoạt khi có 95% năng lực khai thác trong hệ thống ra hiệu ủng hộ nó.

2. Vì sao SegWit đến bây giờ vẫn chưa được kích hoạt?

Trường hợp xảy ra thiếu hụt trong tỷ lệ tán thành cho một loạt các quy định mới. Thì rất có khả năng xảy ra một đợt fork mới. Khiến một phần mạng lưới buộc phải chuyển qua dùng client mới trong khi số còn lại vẫn sử dụng cái cũ. Việc này dẫn tới hệ quả tồn tại hai loại tiền điện tử bên trong Bitcoin với cách thức hoạt động không giống nhau, và chúng sẽ cạnh tranh để giành lấy người dùng.

Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại tỷ lệ tán thành vẫn đang giao động trong khoảng từ 32 – 33,8%. Và suốt thời này nó chưa khi nào vượt qua được mức này. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do một lượng lớn người sử dụng phản đối kích hoạt Segwit vì nhiều lý do khác nhau.

3. Tiếp đến sẽ có những ai ủng hộ SegWit?

Đã có một lượng lớn các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện sự ủng hộ của mình cho dự án SegWit. Trong đó bao gồm cả các công ty sử dụng phần mềm tương thích với nó.

Theo nguồn tin uy tín, hiện có khoảng 100 công ty được xem là triển vọng trong ngành công nghiệp tiền điện tử được biết là đang lên kế hoạch, nghiên cứ để thử nghiệm áp dụng hay đã ra hiệu kích hoạt SegWit.

Thêm vào đó, nhiều cá nhân có tên tuổi trong cộng đồng Bitcoin đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ SegWit của mình trên twitter hay các trang mạng xã hội khác. Điểm hình phải kể đến như Charlie Lee (Tác giả Litecoin), Andreas Antonopoulos (MC chương trình “Let’s talk Bitcoin”) hay Samson Mow (Giám đốc chiến lược của Blockstream),..

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến SegWit là gì mới nhất 11/2024. Có thể nói SegWit ra đời ở năm 2017 như một bước tiến lớn. Giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng của BTC và các mạng blockchain.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để cũng Thefinances.org thảo luận nhé!

5/5 - (10 votes)
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024