Osmosis (OSMO) là gì? Tìm hiểu chi tiết về dự án Osmosis mới nhất 2024

Osmosis (OSMO) là gì? Nếu Polkadot luôn nỗ lực để tạo ra các Blockchain trên Cosmos SDK, có được sự kết nối qua ICB thì Osmosis đã đi trước một bước, tạo ra một trung tâm thanh khoản cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos. Các Blockchain được phát triển cùng với Cosmos Hub (ATOM) kết hợp cùng trung tâm thanh khoản Osmosis tạo ra sự đa dạng về tài sản và liên kết các chuỗi với nhiều Blockchain. Osmosis được xem là bước đệm đầu tiên để Cosmos Hub tiếp tục hành trình hoàn thiện hệ sinh thái.

Cùng Thefinances.org tìm hiểu về 2024 mới nhất. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Osmosis là gì?

Osmosis là gì?

Osmosis là gì?

Osmosis là một AMM DEX được xây dựng bằng Cosmos SDK và hoạt động trong hệ sinh thái Cosmos. Đây là hệ sinh thái còn khá mới và chưa có nhiều dự án nổi bật trong không gian DeFi. Tuy nhiên với những bước đi như thời điểm hiện tại. Mình có thể dự phóng Cosmos sẽ mở rộng không gian DeFi của mình trong một ngày không xa và rất có thể Osmosis là trung tâm thanh khoản của hệ Cosmos.

Osmosis sẽ hoạt động theo cơ chế AMM. Điều này đồng nghĩa tài sản sẽ không được giao dịch dưới dạng Orderbook (Sổ lệnh) mà sẽ được Swap trong một Liquidity Pool theo công thức của Smart Contract.

Điểm nổi bật của Osmosis (OSMO)

Điểm nổi bật của Osmosis

Điểm nổi bật của Osmosis

Điểm đặc biệt nhất của Osmosis chính là tính linh hoạt. Đội ngũ Osmosis đặt ra vấn đề như sau. Hiện tại các AMM như Uniswap rất phổ biến, nhưng khi người dùng có nhu cầu cho stablecoin Asset thì họ phải sử dụng Curve Finance. Khi họ muốn giảm rủi ro Impermanent Loss thì lại phải sử dụng Balancer.

Chính vì thế, Osmosis đã ra đời nhằm giải quyết những vấn đề trên. Một số chức năng có thể điều chỉnh thông qua Governance của Osmosis:

  • Thay đổi phí: Phí giao dịch, phí rút Liquidity.
  • Thực tế có thể quản lý Pool (người tạo pool hoặc cộng đồng).
  • Thêm hoặc loại bỏ các tài sản được hỗ trợ trong AMM.
  • Tạo Pool với đường cong Swap khác nhau (tương tự Curve Finance) => Phù hợp với Stable Asset.
  • Tạo Pool với tỷ lệ giá trị các token trong Pool khác nhau (tương tự Balancer) => Giảm rủi ro Impermanent Loss.

Như vậy, Osmosis sẽ kết hợp được cả sức mạnh của Uniswap, Balancer và Curve khi có thể tùy chỉnh linh hoạt các chức năng trong Pool của họ. Điều này giúp Osmosis dễ dàng mở rộng mà không cần phải di chuyển thanh khoản như Uniswap v2 sang Uniswap v3.

Thông tin chi tiết về OSMO Token

1. Key Metrics OSMO

  • Token Name: Osmosis.
  • Ticker: OSMO.
  • Blockchain: Cosmos.
  • Token Standard: Updating…
  • Contract: Updating…
  • Token Type: Utility & Governance.
  • Total Supply: 1,000,000,000 OSMO.
  • Initial Supply: 100,000,000 OSMO.

2. OSMO Token Allocation

OSMO Token Allocation

OSMO Token Allocation

Tổng cung 1,000,000,000 OSMO sẽ được phân phối như sau:

  • Liquidity Reward Mining: 40.5% – 405,000,000 OSMO.
  • Developer Vesting: 22.5% – 225,000,000 OSMO.
  • Staking Reward: 22.5% – 225,000,000 OSMO.
  • Community Pool: 4.5% – 45,000,000 OSMO.
  • Strategic Reserve: 5% – 50,000,000 OSMO.
  • Airdrop: 5% – 50,000,000 OSMO.

3. OSMO Token Sale

Osmosis sẽ không mở bán token. Tất cả số token của Osmosis sẽ được phân phối thông qua Airdrop, unlock cho Developer, Staking và Liquidity Mining trên nền tảng Osmosis.

4. OSMO Token Release Schedule

OSMO Token Release Schedule

OSMO Token Release Schedule

Tổng cộng Osmosis sẽ có 1,000,000,000 OSMO và chia làm nhiều đợt release, mỗi đợt có chu kỳ 1 năm. Tổng cung ban đầu là 100 triệu OSMO, kể từ năm 2 trở đi số lượng token release sẽ giảm đi ⅓ so với năm 1 và cứ thế phân phối hết 900,000,000 OSMO còn lại.

Theo ước tính của Osmosis, tổng số token của họ sẽ được unlock hết vào khoảng năm thứ 9 hoặc năm thứ 10 kể từ ngày phát hành token. Có thể xem minh họa dưới đây.

  • Tổng cung ban đầu: 100,000,000 OSMO.
  • Năm 1: 300,000,000 OSMO.
  • Năm 2: 200,000,000 OSMO.
  • Năm 3: 133,333,333 OSMO.

5. OSMO Token Use Case

OSMO token sẽ được ứng dụng trong những trường hợp sau:

  • Cung cấp thanh khoản trong Osmosis Pool để nhận Reward.
  • Staking vào Osmosis để nhận Reward.
  • Đề xuất và biểu quyết cho những thay đổi của hệ thống.

6. Cách kiếm và sở hữu OSMO Token

Cách kiếm và sở hữu OSMO Token

Cách kiếm và sở hữu OSMO Token

Hiện tại có thể sở hữu OSMO token bằng 2 phương thức:

  • Mua OSMO trực tiếp tại Osmosis.
  • Claim Fairdrop OSMO token.

Đây là airdrop dành cho những người dùng hold ATOM tại ví của họ trước ngày 18/2/2021. Tổng số 50,000,000 OSMO token được phân phối dựa trên tỷ lệ ATOM được hold tại các ví. Tuy nhiên chỉ có 20% được Airdrop tại thời điểm đó, để claim hết 80% OSMO còn lại người dùng cần thực hiện thêm 4 bước sau để thể hiện mình là một active user cho nền tảng, bao gồm:

  • Thực hiện một lệnh swap.
  • Cung cấp thanh khoản cho sàn.
  • Stake OSMO.
  • Vote trong các Governance Proposal của Osmosis.

Điều này giúp số lượng token được Airdrop sẽ đến với những cá nhân thực sự sử dụng nền tảng. Người dùng sẽ có thời gian 2 tháng để nhận, cho tới tháng thứ 6, nếu như số OSMO token vẫn còn dư do không có người nhận, nó sẽ được chuyển cho Community Pool.

7. Tỷ giá OSMO hôm nay

Tỷ giá OSMO hôm nay

Tỷ giá OSMO hôm nay

8.  Ví lưu trữ OSMO Token

Ví lưu trữ OSMO Token

Ví lưu trữ OSMO Token

Theo thông tin của Osmosis, để tương tác tốt nhất với nền tảng, người dùng nên sử dụng ví Keplr. Đây là ví liên kết trực tiếp với Osmosis cho phép người dùng có thể lưu trữ và gửi nhận OSMO token.

Keplr là ví phi tập trung hỗ trợ các chain xây dựng trên Cosmos như FetchAI, Kava, Certik Chain,… Khi sử dụng Keplr, nhớ lưu lại private key thật kĩ, tránh rủi ro mất tài sản.

9. Roadmaps & Updates

Hiện tại trong hệ sinh thái của Cosmos đang có hai dự án trong lĩnh vực AMM DEX là Gravity DEX và Osmosis. Điều này giúp Osmosis giảm đi tính cạnh tranh so với những hệ sinh thái khác.

Nếu như có thể đi nhanh và đi đúng hướng, Osmosis đang có tầm nhìn trở thành trung tâm thanh khoản cho hệ sinh thái Cosmos, tương tự Uniswap ở Ethereum và Pancakeswap ở Binance Smart Chain.

10. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác

Đội ngũ dự án

Osmosis không công bố cụ thể đội ngũ dự án. Tuy nhiên mình có tìm được một số thành viên trên kênh Twitter. Có thể tìm hiểu thêm về họ thông qua profile:

  • Sunny Aggarwal (@sunnya97).
  • Josh Lee (@dogemos).
  • George Wosmongton (@wosmongton).
  • John Patten (@jpatten_).
  • Dev (@valardragon).

Nhà đầu tư

  • Updating…

Đối tác

  • Updating…

11. Các dự án tương tự

AMM DEX Liquidity là một trong những lĩnh vực chủ chốt ở bất kỳ hệ sinh thái nào muốn phát triển không gian DeFi. Chính vì thế đa số các hệ sinh thái đều có rất nhiều đại diện về AMM DEX. Dưới đây là một số AMM DEX nổi bật.

  • Ethereum: Uniswap, Sushiswap, Curve,…
  • Binance Smart Chain: Pancakeswap, Bakeryswap,…
  • Solana: Raydium, Serumswap,…
  • Polygon: Quickswap,…
  • Avalanche: Pangolin,…

FAQs

1. Dự án nào trên Osmosis giảm đi tính cạnh tranh so với các nền tảng?

Hiện tại, Osmosis đang triển khai hai dự án trong lĩnh vực AMM DEX là Garvity DEX và Osmosis. Điều này giúp Osmosis giảm đi tính cạnh tranh so với các hệ sinh thái khác.

2. Có thể tìm hiểu và cập nhật thêm các thông tin của Osmosis ở đâu?

3. Đầu tư vào dự án Osmosis, nên hay không?

Dự án Osmosis được xây dựng để tạo ra một trung tâm thanh khoản cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos. Osmosis sở hữu tính linh hoạt, khả năng kết nối đa chuỗi, đặc biệt là được tạo trong Cosmos SDK, kết nối qua ICB.

Do đó, Osmosis được đánh giá là dự tiềm năng. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng đầu tư ngay. Hãy tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc rủi ro có thể xảy ra trước khi tham gia vào Osmosis nhé.

Kết luận

Trên đây là thông tin về “Osmosis (OSMO) là gì?” và cách sở hữu OSMO Token hiệu quả nhất 04/2024 mà Thefinances.org đã tổng hợp để gửi đến bạn. Có thế thấy, AMM DEX là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với những hệ sinh thái mong muốn mở rộng không gian DeFi. Và Osmosis là đại diện tiêu biểu với mục tiêu xây dựng trung tâm thanh khoản cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos.

Đừng quên theo dõi Thefinances.org để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiền điện tử nhé. Chúc các bạn thành công!

Rate this post
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024