Mô hình Ponzi là gì? Những điều cần biết về mô hình tam giác lừa đảo Ponzi mới 2024
Trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển, hãy gặp Duy Phương, một nhà văn nội dung có tài năng xuất sắc với ngồi bút mạnh mẽ và hấp dẫn đã mang lại cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích và giá trị.
Ponzi là gì? Mô hình Ponzi thường được các trader được nhắc đến như một hình thức lừa đảo trong giới đầu tư. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, có không ít các cá nhân và các tổ chức sử dụng Ponzi. Với mục đích là mang lại lợi nhuận bất chính đến từ phía các nhà đầu tư.
Vậy Ponzi là gì? Được tổ chức với hình thức gì? Liệu Ponzi mới nhất 09/2024 có phải là hình thức đa cấp lừa đảo hay không? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Mô hình Ponzi là gì?
Ponzi là một mô hình huy động tiền từ người này để trả lợi nhuận cho người khác. Người đi vay sẽ vẽ ra một kế hoạch đầu tư lý tưởng, cam kết một mức lãi suất cao chót vót. Người cho vay sẽ bơm tiền vào hệ thống với mong muốn kiếm được lợi nhuận. Để kiếm được nhiều hơn thì bản thân người cho vay cũng phải giới thiệu thêm người mới tham gia vào mạng lưới.
Đến khi mô hình Ponzi phình to và không thể tiếp tục kêu gọi người mới vào mạng lưới được nữa. Đồng nghĩa rằng không còn tiền mới bơm vào hệ thống để trả lãi cho người đầu tư đi trước được nữa thì mô hình Ponzi sẽ sụp đổ.
Mô hình hoạt động của Ponzi
Để mô hình Ponzi được hoạt động trơn tru và kêu gọi được số tiền lớn đòi hỏi phải có sự tham gia cùng lúc của 3 đối tượng sau:
1. Schemer – Kẻ chủ mưu cho kế hoạch Ponzi
Schemer Ponzi là những kẻ đứng đầu, chủ mưu lập nên kế hoạch Ponzi để lừa đảo các nhà đầu tư. Những người này thường xây dựng một hình ảnh của một doanh nhân thành đạt và có một background bịa đặt cực khủng. Đặc biệt, có tài ăn nói và một cái đầu cực kỳ thông minh.
Schermer Ponzi có thể lập nên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý đến mức những người khác khi nghe vào kế hoạch đều muốn tham gia ngay.
2. Investor – Những nhà đầu tư
Investor là những nhà đầu tư có tiền và thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Chấp nhận đi trước, chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các mô hình kinh doanh mới táo bạo.
Là những người đầu tiên bơm dòng vốn vào hệ thống Ponzi để nó bắt đầu hoạt động. Bắt đầu thu hút những nhà đầu tư khát máu khác tham gia vào hệ thống.
3. Ponzi Introducing Investor – Những người giới thiệu
Introducing Investor là người bỏ tiền vào rất ít vào mạng lưới. Nhưng lại rất tích cực đi giới thiệu người khác tham gia để có được hoa hồng giới thiệu. Đây là lực lượng rất đông đảo, làm việc hết mình và hăng say, không quan tâm đến hậu quả.
Introducing Investor là lực lượng nồng cốt để mô hình Ponzi trở lên lớn mạnh và ngày càng phình to. Với đối tượng này, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất: Cứ giới thiệu người là có tiền.
So sánh mô hình Ponzi với bán hàng đa cấp chân chính
Mình đang so sánh Ponzi với mô hình đa cấp chân chính (Multi Level Marketing) được công nhận trên thế giới. Chưa đề cập đến các mô hình đa cấp biến tướng và lừa đảo.
Ponzi | Đa chấp chân chính | |
Hàng hoá | Không có hoặc có chất lượng sản phẩm rất thấp | Có sản phẩm thật, phải là sản phẩm hữu hình. Đa số là thực phẩm chức năng |
Giá bán | Giá bán rất bao so với giá trị thật của sản phẩm | Giá bán tương xứng với giá trị sản phẩm |
Lợi nhuận thu về | Từ người sau trả cho người trước | Từ kinh doanh sản phẩm thực tế |
Phí tham gia | Phải bắt buộc mua gói sản phẩm mới được tham gia | Không có phí tham gia hoặc phí tham gia rất thấp |
Pháp luật | Không được pháp luật công nhận | Có hành lang pháp lý quản lý rõ ràng |
7 dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi lừa đảo
Khái niệm về mô hình lừa đảo Ponzi không kết thúc vào năm 1920. Công nghệ thay đổi và mô hình Ponzi cũng thay đổi. Vào năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để tạo ra các báo cáo giao dịch giả mạo. Nhằm chứng minh với nhà đầu tư rằng quỹ đầu tư của mình có lợi nhuận.
Bất kể dùng loại công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi. Các hình thức lừa đảo sử dụng mô hình này đều có các đặc điểm tương tự nhau như sau:
- Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
- Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
- Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
- Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
- Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
- Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức
Kết luận
Trên đây là bài viết giải thích Ponzi là gì? Đồng thời so sánh mô hình Ponzi mới đây 09/2024 với mô hình đa cấp chân chính để người đọc dễ hình dung. Hy vọng bài viết này đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về mô hình lừa đảo nổi tiếng này.
Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu trên đê áp dụng cho thị trường tiền điện tử đặc biệt là các mô hình đầu tư ủy thác. Từ đó có thể đánh giá được một dự án đầu tư ủy thác có phải lừa đảo hay không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.