Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là gì? Tiềm năng phát triển về LBP của Balancer 19/04/2024

Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là gì? Sự kiện IDO thường được sử dụng với mục đích huy động nguồn vốn cho các dự án. Tuy nhiên việc phân phối token không được tốt do việc bán token trên các sàn DEX sẽ gặp một vấn đề lớn. Để giải quyết vấn đề bất cập đó từ cộng đồng và các dự án, một giải pháp giúp giải quyết các vấn đề hiện tại đang được đánh giá cao là Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) của Balancer. Cùng tìm hiểu về LBP và cách sử dụng mới nhất 04/2024 nhé!

Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là gì?

Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là gì?

Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là gì?

Trước khi tìm hiểu Liquidity Bootstrapping Pool mình sẽ nhắc lại các loại pool của Balancer.

Dành cho những bạn chưa biết thì Pool của Balancer có 3 loại gồm

  • Shared Pool
  • Private Pool
  • Smart Pool

Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) là một Smart Pool. Với chức năng thay đổi tỷ trọng các token trong Pool theo thời gian đã được định sẵn.

Ví dụ: USDC-ATH Pool

Bạn tạo LBP có tên USDC-ATH với tỷ trọng ban đầu là 90% – 10% và tỷ trọng pool khi kết thúc là 30-70% sau thời gian 2 ngày.

Nghĩa là, tỷ trọng của USDC sẽ giảm từ 90% về mức 30% và tỷ trọng của ATH tăng từ mức 10% lên 70% trong thời gian 2 ngày.

Lợi ích của Liquidity Bootstrapping Pool (LBP)

LBP rất phù hợp với các dự án muốn phân phối token của họ ra cộng đồng một cách công bằng (fair). Đồng thời, tạo được mức độ thanh khoản cao với chi phí bỏ ra ban đầu thấp.

1. Fair Distribution

Tính công bằng LBP mang lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ (retail investor). khi tham gia mua token chính là việc chống lại các bot front-running. Bởi, tác dụng của Front-running bot là mua token thật sớm, sớm hơn bất kỳ ai.

Nhưng LBP đã ngăn chặn lợi ích của việc mua token sớm. Vì khi tỷ trọng token trong pool được thay đổi sẽ làm cho giá token giảm dần làm cho việc mua token sớm sẽ dẫn đến thua lỗ.

Fair Distribution

Fair Distribution

Điều này sẽ thấy rõ nhất qua biểu đồ của Perpetual Protocol (PERP) dự án đầu tiên áp dụng LBP. Các bạn có thể thấy được tỷ lệ phân bổ rất đồng đều.

Biểu đồ của Perpetual Protocol (PERP)

Biểu đồ của Perpetual Protocol (PERP)

2. Build Early Liquidity

Thanh khoản ban đầu của token luôn là một vấn đề đau đầu của các dự án. Trước đây, để có thanh khoản tốt các dự án phải trả phí niêm yết cho các sàn với con số không hề nhỏ.

Điều đó đã được thay đổi khi Uniswap xuất hiện. Khiến cho việc tạo thanh khoản token không phải việc khó khăn nữa mà vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để tạo thanh khoản hiệu quả nhất.

Với việc sử dụng Liquidity Bootstrapping Pool, dự án chỉ cần ít vốn bỏ ra ban đầu để tạo thanh khoản. Kết thúc việc bán token mức thanh khoản trong pool sẽ lớn hơn rất nhiều so với Uniswap.

Sử dụng Liquidity Bootstrapping Pool bằng cách nào?

Sử dụng Liquidity Bootstrapping Pool bằng cách nào?

Sử dụng Liquidity Bootstrapping Pool bằng cách nào?

Giả sử, dự án muốn tạo pool thanh khoản cho token ATH của họ với 1,000,000 USDC và họ định giá ATH token là $1/ATH.

1. Sử dụng Uniswap

Bởi vì tỷ lệ token của Uniswap luôn cố định là 50%-50%. Vậy dự án cần góp 1 lượng token ATH tương đương với 1 triệu USDC hay 1,000,000 ATH token tại giá $1.

Như vậy tổng thanh khoản của ATH-USDC Pool sẽ là 2 triệu đô.

2. Sử dụng LBP

Giá token vẫn là $1, lượng USDC vẫn là 1 triệu. Nhưng tỷ lệ Pool lúc này không phải 50%-50% mà là 80%-20%.

Dẫn đến lượng token ATH cần góp vào pool ban đầu là 4,000,000 ATH. Như vậy tổng thanh khoản của Pool là 5 triệu đô. Hay nói cách khác, token ATH có mức thanh khoản tăng 4 lần so với sử dụng Uniswap.

Đó là trường hợp không tính giá token tăng giá sau khi bán token. Ngoài ra, khi mức thanh khoản lớn sẽ khiến cho slippage (chệch giá) nhỏ hơn.

Sử dụng LBP

Sử dụng LBP

LBP – The Game of Chicken

Người tham gia mua token qua LBP bản chất đang tham gia một game theory (lý thuyết trò chơi). 

Trong đó, người mua token phải đoán khi nào thì những người chơi khác sẽ mua và mua trước đó. Nhưng cũng không được mua quá sớm vì giá sẽ giảm bởi tỷ trọng token thay đổi.

Làm sao để ra quyết định khi nào mua đúng lúc nhất?

Bạn có thể thấy hình dưới, để thấy cách ra quyết định hợp lý:

LBP - The Game of Chicken

LBP – The Game of Chicken

Trong thời gian bắt đầu LBP, lựa chọn có lợi nhất cho bạn là không mua token cho đến khi bạn biết phía bên kia sẵn sàng mua token.

Tại sao?

Bởi nếu bạn mua sớm mà phía còn lại không mua. Thì bạn đã mua sớm đồng nghĩa giá sẽ giảm từ từ theo cơ chế của LBP > bạn nắm chắc phần lỗ.

Nếu bạn không mua, nhưng bên kia mua thì bạn vẫn còn thời gian chờ giá xuống thấp hơn.

Nếu bạn không mua và bên kia không mua, giá token sẽ giảm từ từ > giá tốt hơn.

Điều này được thấy rõ hơn khi bạn nhìn vào biểu đồ giá của PERP khi sử dụng LBP.

Biểu đồ giá của PERP khi sử dụng LBP

Biểu đồ giá của PERP khi sử dụng LBP

Khi việc bán token diễn ra, hầu như rất ít người mua bởi không ai muốn mình mua quá sớm để tránh bị thua lỗ. 

Sau khi giảm về mức hợp lý với giá trị của protocol thì nhu cầu mua xuất hiện kéo theo những người khác cảm thấy sẽ bị bỏ lỡ nếu không mua kéo theo giá tăng mạnh lên vượt qua mức ban đầu.

Bạn có thể thấy, mức giá tăng cũng không phải quá cao chỉ khoảng +150% trong thời gian rất ngắn.

FAQs

1. Mua token sớm liệu có tốt không?

Việc mua token quá sớm sẽ khiến bạn nắm chắc phần thua lỗ trong tay vì giá token sẽ có xu hướng giảm từ từ.

2. Giá Token có ổn định không?

Khi nhu cầu mua xuất hiện, giá token sẽ có mức tăng nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục giảm hoặc đi ngang.

3. Làm cách nào để mua được Token với mức giá tốt nhất?

Ngăn chặn bot front-run để người tham gia có cơ hội mua token cao hơn so với các cách khác

Kết luận

Vừa rồi Thefinances.org đã gửi đến bạn những thông tin liên quan đến Liquidity Bootstrapping Poo mới nhất 04/2024. Số lượng dự án sử dụng Liquidity Bootstrapping Poo được dự đoán có thể tăng trong tương lai. Hiện tại đã có hơn 3 dự án. Bao gồm Perpetual Protocol, AYP Finance và Nsure Network.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về Liquidity Bootstrapping Pool (LBP), một cách bán token rất mới và có thể là trend trong thời gian tới.

5/5 - (10 votes)
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024