Hard Fork là gì? Phân loại Fork Blockchain trên thị trường mới 2025
Trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển, hãy gặp Duy Phương, một nhà văn nội dung có tài năng xuất sắc với ngồi bút mạnh mẽ và hấp dẫn đã mang lại cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích và giá trị.
Hard fork là gì? Hard fork trong blockchain dùng để diễn tả sự thay đổi trên giao thức của mạng lưới. Có thể khiến những khổi và giao dịch cũ bị vô hiệu hoá và ngược lại. Khi một dự án bất kỳ tiến hành Hard fork, các node hoặc người dùng của mạng lưới đó cần phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm giao thức.
Vậy Hard fork là gì? Cách thức hoạt động ra sao. Hãy cùng Thefinances.org tìm hiểu về Hard fork và Hard Fork Bitcoin mới nhất 01/2025 là gì?
Hard Fork là gì?
Fork trong tiếng Việt là cái nĩa, là hình ảnh của một “ngã ba”.
Trong blockchain, theo wikipedia, fork được định nghĩa bởi các từ khoá sau:
- Xảy ra khi blockchain phân kỳ thành hai hướng có tiềm năng tồn tại
- Sự thay đổi trong giao thức của mạng lưới
- Tình huống xảy ra khi hai hoặc nhiều khối có cùng chiều cao khối (block height)
Sự tồn tại của fork phụ thuộc vào sự đồng thuận duy trì lịch sử của blockchain. Khi các bên tham gia không thống nhất quan điểm. Một chuỗi thay thế có thể sẽ được tạo nên.
Phân loại Fork Blockchain
Có những fork tồn tại tạm thời trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, có những fork tồn tại vĩnh viễn.
- Fork tồn tại trong thời gian ngắn là fork cần thêm thời gian để đạt được sự đồng thuận trong một hệ thống phi tập trung.
- Fork tồn tại vĩnh viễn là fork đã được dùng để thêm vào những tính năng mới. Ví dụ như đảo ngược giao dịch do hacker thực hiện (hard fork ETH và ETC), vá lỗi nghiêm trọng trên blockchain (BTC 6/8/2010).
Fork có thể xảy ra một cách vô tình, hoặc có chủ đích.
- Fork vô tình xảy ra nếu hai hay nhiều thợ đào (miner) tìm thấy một khối vào cùng một thời điểm. Fork này sẽ được giải quyết khi (các) khối tiếp theo được thêm vào và một trong các chuỗi trở thành chuỗi dài hơn chuỗi còn lại. Mạng lưới sẽ loại bỏ những khối không nằm trên chuỗi dài nhất. Các khối này được gọi là khối mồ côi.
- Fork xảy ra có chủ đích là fork tuân theo các quy tắc trong blockchain. Fork chủ đích được chia thành hai loại là Hard fork và Soft fork.
Hard fork là gì?
Hard fork (hay hardfork) là thuật ngữ công nghệ không còn xa lạ trong giới blockchain. Đặc biệt là cộng đồng tiền mã hoá sau sự kiện hard fork Bitcoin – Bitcoin Cash.
Hard fork trong công nghệ blockchain diễn tả thay đổi trên giao thức của mạng lưới. Có thể khiến những khối (block) và giao dịch (transaction) cũ bị vô hiệu hoá hoặc ngược lại.
Khi một dự án tiến hành hard fork. Các node hoặc người dùng của mạng lưới đó cần phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm giao thức.
Nếu một nhóm các node vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm cũ song song với những node đã cập nhật phần mềm mới. Việc chia tách thành hai chain khách biệt có thể xảy ra.
Hard Fork Bitcoin là gì?
Hard Fork Bitcoin dẫn đến chia tách đầu tiên tiên xảy ra vào ngày 1/8/2017 với sự ra đời của Bitcoin Cash. Hard fork Bitcoin này xuất hiện ở block thứ 478558. Những ai nắm giữ Bitcoin lúc này đều nhận được một Bitcoin Cash.
Hard Fork có thể diễn ra với mọi cryptocurrency xây dựng trên blockchain. Không chỉ riêng Bitcoin. Bởi, các khối, các giao dịch trên blockchain của các loại tiền điện tử vận hành giống nhau.
Hãy tưởng tượng, các khối trong blockchain là các mã khoá. Chúng di chuyển bộ nhớ. Vì các miner đặt ra quy tắc di chuyển bộ nhớ trong mạng lưới. Thế nên họ phải hiểu các quy tắc mới.
Vì các miner cần đồng ý với các quy tắc mới và hiểu rõ các xác thực một khối trên chuỗi. Khi ai đó muốn thay đổi quy tắc, họ cần “fork” – chĩa ra một hướng khác hướng hiện tại. Để “đánh tiếng” rằng có sự thay đổi trong giao thức. Các lập trình viên sẽ cập nhật phần mềm để phản ánh những thay đổi mới này.
Với Bitcoin, nhiều lần các node không nâng cấp lên phiên bản mới và từ chối các quy tắc mới. Và hard fork đã diễn ra, dẫn đến chia tách chuỗi. Nhiều nhóm người đã tách ra và tạo nên đồng coin mới từ Bitcoin, như Bitcoin Cash, Bitcoin Gold…
Soft fork là gì?
Soft fork cũng là fork có chủ đích, tuân theo quy tắc trong blockchain. Soft fork xảy ra khi những node cũ không tuân theo các quy tắc của bản cập nhật mới nhất.
Song, kết quả cuối cùng của soft fork là chỉ có một chain duy nhất được giữ lại. Và tiếp tục hoạt động khi người dùng đã tuân theo nguyên tắc mới.
Các sự kiện Hard fork đình đám trên thị trường
Ngoài Bitcoin hard fork 2018, thế giới cryptocurrency còn chứng kiến những sự kiện hard fork quan trọng khác.
1. ETH Hard fork
ETH hard fork tạo thành ETH và ETC trong vụ The DAO là một câu chuyện vẫn còn gây tranh cãi. “The DAO” là một tổ chức tự trị phi tập trung được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh. Hoạt động tương tự như một quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng do nhà đầu tư điều hành.
40 triệu đô la trị giá Ether (ETH) bị đánh cắp khỏi The DAO. Các nhà phát triển Ethereum đã chia tách blockchain này thành hai chuỗi tách biệt.
Chain thứ nhất là chain đã bị ảnh hưởng bởi hacker. Giờ đây có thể phục hồi số quỹ bị đánh cắp (chính là Ethereum ngày nay).
Chain thứ hai là chain tiếp tục hoạt động với phiên bản nguyên thuỷ (chính là Ethereum Classic). Nhiều nguồn tin Tiếng Việt đã đưa thông tin sai lệch về hard fork này. Thực sự, ETC mới là chain Ethereum gốc, còn Ethereum ngày nay là ETH hard fork.
2. Hard fork Bitcoin Cash – Bitcoin SV
Bitcoin Cash hard fork vào tháng 11/2018 đã có chia tách. Giao thức Bitcoin Satoshi Vision (Bitcoin SV). Bản nâng cấp Bitcoin ABC đã cùng khởi động. Chia tách blockchain Bitcoin Cash thành hai network tách biệt sau sự kiện hard fork Bitcoin Cash.
3. Ethereum Hard fork Istanbul
Sau khi thực hiện hai hard fork Constantinople và St. Petersburg vào tháng 02/2019, hard fork Istanbul là lần nâng cấp network lớn thứ ba của Ethereum trong năm nay.
Hard fork Ethereum – Istanbul đã diễn ra thành công tại block số 9.069.000. Đây là một hard fork đúng kế hoạch khi không có sự bất đồng nào xảy ra.
4. ETC hard fork Atlantis
Hard fork Atlantis diễn ra tại block thứ #8.770.000 của blockchain ETC. Hard fork yêu cầu người dùng cần nâng cấp máy client để có thể đồng thuận được với các quy định của network mới.
Với sự xuất hiện của hard fork Atlantis, Blockchain Ethereum Classic sẽ được cải thiện rất nhiều về tính năng, tính bảo mật. Từ đó, ETC sẽ tiếp tục tăng trưởng giữa các public Blockchain khác.
FAQs
1. Vì sao diễn ra Hard fork?
Có nhiều lý do để giải thích cho việc các nhà phát triển thực thi hard fork.
Một trong những lý do phổ biến là nâng cấp giao thức mạng lưới. Gần đây, Ethereum đã kích hoạt thành công hard fork Istanbul – bản nâng cấp mới nhất trong giai đoạn cuối của việc chuyển đổi sang Ethereum 2.0.
Lý do khác để hard fork diễn ra có liên quan đến vấn đề an ninh mạng lưới. Một rủi ro hoặc lỗi nghiêm trọng đã được phát hiện trên bản phần mềm cũ. Do đó, để thêm tính năng mới vào, hoặc đảo ngược giao dịch để ngăn chặn hacker. Các lập trình viên sẽ đề xuất hard fork. Khi xuất hiện sự thiếu đồng thuận đối với hard fork, chia tách chain sẽ diễn ra. Vụ hack The DAO năm 2016 là trường hợp điển hình.
2. Làm thế nào để có thể nhận Coin miễn phí trong đợt Hardfork?
Nếu 1 đợt Hard ford tạo ra 1 tài sản mới (ví dụ Bitcoin Cash Hard fork ra đồng coin BSV). Thường nhà phát triển sẽ chụp ngày và số lượng đồng coin mà bạn nắm giữ. Để căn cứ vào đó sẽ trả cho bạn số đồng coin miễn phí tương ứng. Bạn cũng không cần phải nắm giữ đồng Coin sau thời gian chụp quét trên hệ thống.
Kết quả là có 1 đồng coin mới được tạo ra. Và cả 2 đồng coin khác nhau toàn bộ, nhưng cả 2 đều có nguồn gốc của 1 nền tảng và blockchain.
- Giữ private key của bạn: khi tiến hành Forks 1 đồng tiền kỹ thuật số, bạn muốn nắm giữ đồng tiền đó trong ví kỹ thuật số. Đây là thứ mà bạn có thể kiểm soát được miễn sao mà nhà phát triển có thể chụp quét được số coin mà bạn đang nắm giữ.
- Để tài sản trên các sàn giao dịch uy tín khi sắp có sự kiện Forks. Thường thì sàn giao dịch tiền điện tử Binance là đơn vị tốt nhất mà người dùng sử dụng trong mỗi đợt Fork.
- Kể cả những người khai thác đào coin hoặc khai thác các nút đều sẽ phải nâng cấp sau sự kiện Fork nếu như không muốn mắc kẹt trong Chain không tương thích.
Kết luận
Vừa rồi là bài viết liên quan đến Hard fork là gì mới nhất 01/2025. Cho dù là Hard fork hay Soft fork đều là những Fork diễn ra có chủ địch. Chúng phụ thuộc vào mục đích cũng như ý chí của người sỡ hữu, lập trình viên. Những Hard fork gây sự chú ý là những Fork không có được sự đồng thuận dẫn đến tách chuỗi. Hoặc là những Hard fork đang nằm trong bản nâng cấp của những dự án quan trọng.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến bài viết, vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!