Giao dịch phái sinh Crypto là gì? Đánh giá tiềm năng của giao dịch phải sinh tiền điện tử mới 2024
Trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển, hãy gặp Duy Phương, một nhà văn nội dung có tài năng xuất sắc với ngồi bút mạnh mẽ và hấp dẫn đã mang lại cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích và giá trị.
Giao dịch phái sinh Crypto là gì? Trong quá khứ, ICO, IEO từng tạo ra cơn sốt lớn trên thị trường đầu tư. Ở thời điểm hiện tại, Crypto đang chào đón một xu hướng mới. Đó chính là phái sinh tiền điện tử. Vậy giao dịch phái sinh 12/2024 là gì, lợi ích và rủi ro của hình thức này như thế nào? Cùng Thefinances.org tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Giao dịch phái sinh Crypto là gì?
Phía sinh Crypto là hình thức giao dịch dựa trên giá trị của các đồng Crypto. Hiểu một cách đơn giản là bạn sẽ giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng Crypto. Chứ không phải trực tiếp sở hữu và mua bán các đồng Crypto ấy.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Phái sinh truyền thống (Traditional Derivatives) và Phái sinh Crypto (Crypto Derivative). Đó chính là tài sản cơ sở của Crypto không phải trái phiếu, cổ phiếu hay lãi suất. Mà đó chính là các đồng Crypto.
Ví dụ: Bạn thấy đồ thị của cặp XRP/USDT đang đẹp và phù hợp với các phương pháp phân tích của mình. Đây là cơ hội để bạn có thể kiếm lời từ thị trường.
Có 2 phương án để bạn tham gia giao dịch kiếm lời:
- Cách 1: Mua trực tiếp đồng XRP và giao dịch trên đồng đó.
- Cách 2: Giao dịch phái sinh của XRP. Lúc này bạn không có nhu cầu mua sở hữu XRP mà chỉ đơn giản là giao dịch theo đồ thị của nó.
Nếu chọn cách 2 để giao dịch, tức là bạn đang giao dịch phái sinh.
Hiện tại, trong thị trường Crypto đang có rất nhiều sàn, công cụ hỗ trợ giao dịch phái sinh Crypto.
So sánh sự khác biệt giữa các sàn giao dịch phái sinh Crypto
Dưới đây là So sánh các sàn đang cho phép giao dịch các sản phẩm phái sinh của Crypto.
So sánh volume giao dịch (cập nhật ngày 8/10/2019)
Các loại giao dịch phái sinh Crypto trên thị trường hiện nay
Cũng tương tự như thị trường phái sinh truyền thống. Phái sinh trong Crypto cũng có các loại hợp đồng cơ bản sau:
- Forward/Futures: Là thỏa thuận giữa hai bên tham gia thực hiện giao dịch trong tương lai. Dựa trên các điều khoản mà hợp đồng đã đặt ra.
- Swap Contracts: Là thỏa thuận giữa hai bên cùng đồng ý trao đổi định kỳ tỷ giá cố định và thả nổi nó trong một khoảng thời gian.
- Option Contracts: Thảo luận giữa hai bên tham gia. Trong đó một bên có quyền mua tài sản hoặc bán tài sản (không bắt buộc) với mức giá đã xác định.
Ưu nhược điểm của giao dịch phái sinh Crypto
1. Ưu điểm
- Giao dịch có đòn bẩy (Leverage): Đây là một lợi thế rất lớn của giao dịch phái sinh nói chung và trong cả Crypto. Nó giúp gia tăng khả năng lợi nhuận của trader. Tất nhiên cũng đi kèm với rủi ro.
- Tính đơn giản: Với giao dịch Crypto đơn thuần (Spot trading). Yêu cầu trader phải có ví để lưu trữ các đồng Crypto của họ dùng để chuyển và nhận từ sàn giao dịch. Còn với Derivative crypto trading, trader có thể deposit trực tiếp tiền Fiat (hoặc 1 loại Crypto nhất định) của họ vào để giao dịch.
- Giao dịch 2 chiều, kiếm lợi nhuận trên cả 2 chiều của thị trường: Với spot trading, trader chỉ có lợi nhuận khi giá cả của Crypto tăng lên. Còn với Derivative trading, bạn có thể kiếm lợi nhuận trên cả 2 chiều của thị trường với các lệnh Long khi thị trường đi lên, Short khi thị trường đi xuống.
2. Nhược điểm
Nhược điểm duy nhất mà mình thấy ở loại giao dịch này đó là: Rủi ro cao hơn.
Dù có thể đem lại cơ hội lợi nhuận cao hơn giao dịch spot trading thông thường thông qua Leverage (đòn bẩy). Nhưng tất nhiên nó cũng tồn tại nhiều rủi ro có thể khiến các trader mất hết khoản đầu tư cho 1 lệnh giao dịch.
Khi giao dịch tâm lý không vững chắc: Quá hưng phấn, hoặc quá sợ hãi. Đặc biệt đối với các trader mới vào nghề thì một lệnh cháy hay một lệnh “ăn đậm” đều tác động lớn tới tâm lý của người chơi.
Những lưu ý khi giao dịch phái sinh Crypto
Bạn tham gia giao dịch phái sinh Derivatives Trading hay Spot trading thì mục đích cuối cùng cũng là kiếm lợi nhuận. Dưới đây là các số liệu bạn cần quan tâm khi tham gia giao dịch phái sinh Crypto.
1. Leverage (đòn bẩy)
Giao dịch phái sinh luôn đi kèm với đòn bẩy. Chính các đòn bẩy này sẽ giúp bạn nâng cao lợi nhuận. Nhưng tất nhiên cũng đi kèm với rủi ro hơn.
Leverage (đòn bẩy) càng cao thì lợi nhuận càng cao, rủi ro càng cao. Ngược lại, nếu Leverage (đòn bẩy) càng thấp thì lợi nhuận thấp hơn. Đồng thời bạn cũng sẽ chịu mức rủi ro thấp hơn.
2. Trading Fee
Đây là phí mà sàn thu chi mỗi giao dịch từ người dùng. Nó chính là margin fee hay phí ký quỹ.
Như mình đã nói ở trên, trong giao dịch sẽ có đòn bẩy. Tức là trader sẽ được vay ký quỹ cho khoản volume giao dịch của họ. Và tất nhiên sàn sẽ là người cho vay và hưởng lãi suất từ việc cho vay này.
Mức phí này ở mỗi sàn khác nhau và thường được tính dựa trên khối lượng giao dịch của 1 lệnh. Bạn tham khảo bảng bên trên về mức phí trading fee này.
Ở đây mình lấy ví dụ với sàn Snapex:
- Margin Fee = 0.15% tổng khối lượng vay.
- Mức ký quỹ Margin = 100 USD
- Đòn bẩy Leverage = 10
- Trading fee = Margin * (Leverage -1) * 0.15% = 100 * (10-1) * 0.15% = 1.35 USD
3. Overnight fee (phí giữ lệnh giao dịch qua đêm)
Overnight fee chính là phí giao dịch qua đêm mà sàn sẽ thu thêm như một khoản lãi suất sàn thu khi bạn hold giao dịch đó qua đêm (hay giữ lệnh position lâu qua đêm).
Ví dụ: Với sàn Snapex, mức phí overnight fee là 0.045% tổng khối lượng vay.
Vẫn tiếp ở ở ví dụ trên, mình sẽ phải trả thêm:
Overnight fee = Margin * (Leverage -1) * 0.045% = 100 * (10-1) * 0.045% = 0.405 USD
4. Volume giao dịch
Cũng giống như tất cả các hình thức giao dịch khác. Volume giao dịch là số liệu bạn không thể bỏ qua khi lựa chọn sàn.
Đặc biệt là trong giao dịch phái sinh thì leverage sẽ đẩy khối lượng một lệnh của trader lên rất cao. Và chắc chắn là một sàn không có đủ volume giao dịch sẽ là một rào cản đối với những trader có vốn lớn.
Ở đây, mình muốn nhấn mạnh với bạn trong việc chọn lựa sàn giao dịch trước khi bắt đầu bất kể một lệnh nào.
Trong trading derivatives, do có đòn bẩy nên volume giao dịch của bạn được đẩy lên rất nhanh.
Ví dụ:Như mình test thử tài khoản với tổng Fund ban đầu là 1,000 USD trên SnapEx. Chỉ sau 10 lệnh, trading volume của mình đã đạt mức 10,000 USD.
Giả sử mình chỉ để lệnh đóng trong ngày, không có Overnight Fee và leverage = 10x. Mức phí giao dịch mình phải trả là:
10,000 * (10-1) * 0.15%/10 = 13.5 USD.
Có vẻ như rất nhỏ, nhưng bạn cứ thử hình dung. Với các trader chuyên nghiệp vào nhiều lệnh mỗi ngày và mức leverage cao hơn thì thậm chí phí phải trả cho sàn còn cao hơn nữa.
FAQs
1. Có nên giao dịch giao dịch phái sinh Crypto không?
Có và không! Tại sao ư?
- Nên giao dịch phái sinh: Chỉ khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ: Thành thạo thao tác, kiến thức trading, vốn & tâm lý giao dịch.
- Không nên giao dịch phái sinh: Khi bạn mới bắt đầu làm quen với spot trading mới bước vào thị trường & tâm lý không vững.
2. Crypto có hợp pháp ở Việt Nam không?
Tại Việt Nam, việc đầu tư crypto không vi phạm pháp luật. Tức là bạn được phép dùng VND để mua/bán crypto hoặc sử dụng crypto để trao đổi như hàng hóa thông thường.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018, nếu bạn sử dụng crypto để thanh toán hàng hóa thì sẽ phạm luật và bị phạt tiền.
3. Tiền mã hóa được chứa ở đâu?
Crypto sẽ được lưu trữ tại ví tiền điện tử. Hiện tại có 2 loại ví điện tử phổ biến là: Ví lạnh và ví nóng.
- Ví lạnh: Phù hợp với trader đầu tư dài hạn và có tính bảo mật cao hơn ví nóng. Khi sử dụng ví lạnh, tài khoản của bạn sẽ được lưu trữ ngoại tuyến. Thế nên việc bị đánh cắp tiền rất ít khi xảy ra. Một số ví lạnh uy tín như: Atomic, Exodus, Jaxx, Blockchain,…
- Ví nóng: Chỉ giao dịch tốt khi được kết nối Internet. Vì vậy, tính bảo mật của loại ví này không hiệu quả bằng ví lạnh. Một số ví nóng thường gặp là: Trezor, Keepkey, Ledger,…
Kết luận
Trên đây là bài viết tổng quan về thị trường giao dịch phái sinh Crypto mới nhất 12/2024. Hy vọng bạn sẽ sớm nắm bắt được các kiến thức về giao dịch phái sinh Crypto. Từ đó vận dụng nó để kiếm lợi nhuận từ thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment dưới bài viết. Hoặc thảo luận cùng các trader khác về những vấn đề bạn quan tâm.