Decentralized Storage là gì? Các dự án đang phát triển Decentralized Storage mới 10/2024

Decentralized Storage là gì? Blockchain đang phát triển và ngày càng nhận được sự chú ý của nhiều người. Đi cùng với đó là dùng những ứng dụng công nghệ Blockchain mới để thay thế cho những ứng dụng cũ. Decentralized Storage hay còn gọi là bộ nhớ lưu trữ phi tập trung là một trong những ứng dụng mới.

Vậy Decentralized Storage là gì? Tại sao đây được xem là mảng tất yếu của DeFi nhưng vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm? Cùng thefinances.org tìm hiểu về Decentralized Storage mới nhất 10/2024 thông qua bài viết sau đây nhé!

Decentralized Storage là gì?

Decentralized Storage là gì ?

Decentralized Storage là gì ?

Khi nhắc đến lưu trữ dữ liệu, chúng ta có những cách lưu trữ sau:

  • Ổ cứng vật lý: Hãy nghĩ đến các ổ HDD, SSD dùng để lưu trữ dữ liệu (video, tài liệu, nhạc,…) ở trong máy tính của bạn. Hoặc là các USB mà bạn sử dụng để mang dữ liệu đi hàng ngày.
  • Các bộ nhớ đám mây tập trung (Centralized cloud storage): Dữ liệu được host trên một máy chủ và được vận hành bởi một người, tổ chức khác không phải bạn. Dữ liệu của bạn thuộc về họ. Và tất nhiên làm dấy lên những lo ngại về tính an toàn và bảo mật (Hãy nghĩ về microsoft, google drive,…).

Ở mặt khác, bộ nhớ đám mây phi tập trung (decentralized cloud storage) là nơi mà dữ liệu được lưu trữ trên một mạng lưới phi tập trung ở khắp mọi nơi. Bởi những người dùng và tổ chức mà được khuyến khích tham gia, lưu trữ và giữ cho dữ liệu có thể truy cập.

Các server được sử dụng sẽ được host bởi nhiều bên chứ không phải chỉ là một công ty đơn lẻ. Ai cũng có thể tham gia và ai cũng không thể giở trò nhờ các smart contract. Họ được khuyến khích tham gia từ việc nhận những token liên quan.

Lý do cho sự ra đời của Decentralized Storage để thay thế Centralized Cloud Storage

Decentralized Storage để thay thế Centralized Cloud Storage

Decentralized Storage để thay thế Centralized Cloud Storage

Một vài lý do cho sự ra đời của decentralized storage để thay thế centralized cloud storage:

  • Rò rỉ thông tin: Liên tục là các tin tức liên quan đến việc các tên tuổi lớn trên thế giới (Facebook, google,..) làm rò rỉ thông tin người dùng trong vài năm gần đây.
  • Dữ liệu không thể truy cập: Nỗi sợ từ những vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) có thể khiến người dùng và hàng triệu người mất sạch dữ liệu.
  • Chi phí lưu trữ ngày càng tăng: Có nghĩa là giá thành cao của đường truyền băng thông cũng như chi phí để mở rộng bộ nhớ cho phù hợp nhu cầu người dùng.
  • Bảo mật và an toàn: Vì các Centralized storage bản chất là các server đặt tập trung ở một vài nơi,. Thế nên sẽ dễ cho các vụ tấn công vào mạng lưới hoặc có thể một thiên tai nào đó xảy ra khiến nơi lưu trữ đó bị phá hủy. Tất cả đều dẫn đến sự mất mát cho dữ liệu người dùng.
  • Thiếu tính tự chủ: Dữ liệu cá nhân của bạn không được sở hữu bởi chính mình.
  • Giám sát và kiểm duyệt: Trong khi có một vài lợi ích liên quan đến việc này. Nhiều người lại không đồng tính với việc thông tin bị kiểm duyệt và giám sát.

Xa hơn nữa với một thị trường được dự báo sẽ đạt giá trị hơn 101 tỷ đô vào năm 2024. Sẽ có một nhu cầu ngày càng lớn để giải quyết những vấn đề này. Mình cũng như một lượng lớn người tin rằng decentralized cloud storage có thể làm điều đó.

Cách thức hoạt động của Decentralized storage

Cách thức hoạt động của Decentralized storage

Cách thức hoạt động của Decentralized storage

Để làm rõ hơn điều này, hãy so sánh centralized cloud storage và giải pháp thay thế decentralized:

1. Centralized Storage

Thông qua internet, người dùng có thể upload và tải các file lên hoặc tải xuống từ các server dữ liệu. Thứ mà sẽ chuyển tiếp hoặc thu nhận dữ liệu từ nhiều server khác nhau. Trong trường hợp có vấn đề liên quan đến chuyển dữ liệu. Một vài nơi chứa server tập trung ở một địa điểm nào đó sẽ được sử dụng khi cần thiết.

Mục đích của việc có nhiều server như vậy nhằm để dữ liệu luôn có thể truy cập kể cả khi có server bảo trì. Để nâng cao tính bảo mật, khi các file được truyền từ PC lên server. Chúng thông thường sẽ được mã hóa 128-bit theo chuẩn SSL. Một khi đã lên server, chúng có thể sẽ được mã hóa 256 bit.

Mặc dù vậy, bất chấp những biện pháp bảo mật, chỉ có platform lưu trữ giữ key mã hóa.

2. Decentralized Storage

Trường hợp còn lại, decentralized storage có nghĩa là các dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính khác nhau (gọi là các node) trên một mạng lưới phi tập trung.

Cũng tương tự với bộ nhớ đám mây truyền thống. Khi bạn cần file nào đó, bạn yêu cầu và nhận file. Việc yêu cầu có cách thức hoạt động giống với BitTorrent và các P2P client khác. Khi mà bạn tải các mảnh dữ liệu từ những bên tham gia trên mạng lưới đến khi có đầy đủ file.

Nhưng điều này không có nghĩa là những bên nắm giữ các file có thể đọc chúng. Thay vào đó decentralized storage tự động mã hóa các file và chỉ có bạn nắm giữ key. Đảm bảo rằng các file chỉ có thể được đọc bởi bạn.

Xa hơn nữa, thông qua việc chia nhỏ dữ liệu và gửi đến cho các bên khác nhau. Không một ai có thể giữ toàn bộ các file của bạn. Đồng nghĩa lại có thêm một lớp bảo vệ nữa.

Lợi ích của Centralized storage

Lợi ích của Centralized storage

Lợi ích của Centralized storage

1. Giảm chi phí lưu trữ

Với tiềm năng có hàng trăm ngàn, hàng triệu node host dữ liệu. Dung lượng lưu trữ khả dụng sẽ lớn hơn nhiều.

Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thiểu giá thành khi so sánh với những platform centralized cloud storage truyền thống (việc google drive, microsoft yêu cầu một khoản phí khá cao để có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên nền tảng đám mây của họ).

2. Một mức giá công bằng

Do sự cạnh tranh liên tục giữa các node với nhau (đương nhiên chỉ những node cung cấp chất lượng và giá thành tốt nhất sẽ có thể tồn tại). Một mức giá công bằng sẽ gần như được đảm bảo.

3. Tốc độ nhanh hơn

Các Client-Server truyền thống thường bị tắc nghẽn khi có một lượng lớn lưu thông vượt qua khả năng xử lý của mạng lưới. Bằng cách ứng dụng công nghệ P2P và loại bỏ các server tập trung. Nhiều bản sao được lưu trữ ở các node khác nhau. Nhiều bản sao dữ liệu sẽ cho kết quả tốc độ tải xuống nhanh hơn.

4. Riêng tư và bảo mật hơn

Không chỉ có dữ liệu được mã hóa. Những dữ liệu được mã hóa đó còn được phân mảnh và chia ra giữa các node tham gia. Sẽ không một ai có thể truy cập được thông tin hay thậm chí biết được anh em đang lưu trữ gì.

5. Tối thiếu mất mát dữ liệu

Với hàng trăm ngàn, hàng triệu node tham gia. Các bản sao của dữ liệu vẫn sẽ được lưu trữ và bảo toàn đề phòng trường hợp có lỗi liên quan đến việc truyền tải.

Tối thiếu mất mát dữ liệu

Tối thiếu mất mát dữ liệu

Những dự án đang phát triển Decentralized storage

Những dự án đang phát triển Decentralized storage

Những dự án đang phát triển Decentralized storage

Với tiềm năng khổng lồ mà decentralized cloud storage mang lại. Một vài cái tên đã tiên phong phát triển những platform của riêng mình.

Dưới đây là một vài tên tuổi nổi bật trong số rất nhiều dự án đang tham gia lĩnh vực trên:

1. Filecoin (IPFS)

Một trong những tên tuổi nổi bật nhất nhờ ứng dụng giao thức phân phối mã nguồn mở (IPFS). Một protocol truyền tải thông tin dựa trên thông tin đó là gì chứ không phải là nó được lưu trữ ở đâu.

Phát triển trên nền tảng blockchain của chính mình. Filecoin tập trung vào việc lưu trữ và phân phối dữ liệu. Tuy tiềm năng rất lớn nhưng sản phẩm vẫn chưa ra mắt mainnet.

2. Storj

Được phát triển trên mạng lưới Ethereum. Storj (bây giờ là Tardigrade), được thiết kế hoàn toàn cho mục đích lưu trữ. Storj hoạt động bằng cách chia và mã hóa các file từ bên khách hàng trước khi chúng được phân phối khắp hàng ngàn các node trên thế giới.

Storj là một dự án mã nguồn mở với bên lưu trữ hoàn toàn phi tập trung, mặc dù ở giai đoạn sắp xếp và indexing là tập trung.

3. PPIO

Một gương mặt tương đối mới nhưng đầy tiềm năng. PPIO chú trọng vào phát triển không gian lưu trữ phi tập trung và platform để chuyển dữ liệu. Được phát triển bởi nhóm tạo ra PPTV.

4. Sia

Là một trong những tên tuổi rất triển vọng. Sia liên tục được đánh giá cao trong danh sách các Altcoin nhờ việc tích hợp đồng coin của mình với những sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

Có nguồn gốc từ Hackathon HackMIT 2013, qua một vài năm Sia tiếp tục phát triển với mục tiêu trở thành “xương sống của việc lưu trữ trên Internet”. Với mức giá rất rẻ và không gian lưu trữ lớn, đây là một dự án rất đáng để các nhà đầu tư quan tâm.

5. MaidSafe

Tương tự như Filecoin, MaidSafe cũng có một tham vọng lớn trong tương lai. Họ có 13 năm kinh nghiệm trong ngành và vẫn đang cố gắng để xây dựng một mạng Internet phi tập trung.

Maidsafe đảm bảo rằng tất cả những file được upload lên mạng lưới SAFE của họ đều được mã hóa hoàn toàn. Hơn nữa, các file sẽ không được lưu trữ trên bất kỳ một server nào ngăn cản bên thứ ba truy cập vào dữ liệu của bạn.

6. Swarm

Gần tương tự với Storj, Swarm cũng tập trung và việc phát triển một platform lưu trữ dữ liệu phi tập trung dựa trên web3 Ethereum.

Tương tự như những đối thủ khác theo đuổi mục tiêu decentralized storage. Swarm hoàn toàn tin tưởng vào một tương lai phi tập trung và đang xây dựng một vài dịch vụ base layer cho web3 để hỗ trợ cho mục tiêu đó.

7. BURST

BURST đã có thời gian gây bão trong cộng đồng với sự phát triển của đồng coin Proof of Capacity đầu tiên trên thế giới. Để có thể sử dụng trong Turing smart contract.

BURST bắt đầu từ việc phát triển không gian chứa ổ cứng và về sau sẽ dùng không gian này cho việc lưu trữ dữ liệu. Họ đã phát triển một ví non-custodial cross-platform trên điện thoại gọi là Phoenix và tiếp theo sẽ phát triển protocol Proof-of-concept 3.

8. Một số dự án khác

Ngoài những dự án kể trên, vẫn còn rất nhiều dự án khác đang triển khai các giải pháp khác nhau cho việc lưu trữ bao gồm: Lambda, Genaro, TOP Network, TrustSQL, 0Chain, ThunderChain, ArchonCloud, Internxt, OneThingCloud và nhiều hơn nữa. Chứng tỏ một tiềm năng to lớn của thị trường decentralized storage.

Những khó khăn mà decentralized storage phải đối mặt

Những khó khăn mà decentralized storage phải đối mặt

Những khó khăn mà decentralized storage phải đối mặt

Mặc dù các platform decentralized storage mang lại một tiềm năng rất to lớn. Nhưng vẫn sẽ có những rào cản để có thể phát triển và đi đến giai đoạn được ứng dụng rộng rãi.

Từ góc nhìn của nhà phát triển: các thuật toán đồng thuận tương đối phức tạp để triển khai và mọi thứ phải đảm bảo ổn định và đáp ứng được hiệu suất.

Từ góc độ kinh doanh: các nhà kinh doanh dịch vụ có thể lợi dụng decentralized storage để tiến hành lừa đảo. Vì hiện giờ vẫn còn rất thiếu những chế tài xử phạt dành cho việc nếu dữ liệu bị mất hoặc thất thoát. Việc bảo mật cho mạng lưới phi tập trung phải được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là những điều mà các nhà phát triển đang phát triển và cải thiện suốt thời gian qua.

Vì bản chất công nghệ vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi và phải cần một thời gian dài nữa để phát triển. Ta có thể thấy rõ vấn đề liên quan đến hiệu suất. Cũng như tương đối khó dùng để các khách hàng và các bên kinh doanh có thể chuyển đổi sang sử dụng mạng lưới phi tập trung trong thời gian ngắn.

Để decentralized cloud storage được nhiều người biết đến. Chúng phải mang đến những dịch vụ siêu việt những gì mà thị trường hiện tại đang mang lại. Tuy nhiên hiện tại đây vẫn là một khái niệm còn mới và sẽ cần một thời gian dài để việc này có thể xảy ra. Điều này có thể sẽ tác động đến thị trường trong thời gian tiếp theo.

Kết luận

Với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ blockchain cũng như nhu cầu ngày càng lớn về lưu trữ dữ liệu. Tất nhiên nhiều doanh nghiệp sẽ tích hơn cả 2 để mang lại một platform tuyệt vời cho người dùng.

Bài viết vừa rồi thefinances.org đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến Decentralized Storage mới nhất 10/2024. Hy vọng mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn đã đón đọc.

5/5 - (10 votes)
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024