Cross-chain Bridge là gì? Chi tiết từ A-Z về Cross-chain Bridge mới nhất 04/2024

Cross-chain Bridge là gì? Trong khoảng thời gian vừa qua, có lẽ các nhà đầu tư cũng nhận thấy được cuộc nở rộ của các hệ sinh thái. Chẳng hạn như BSC, Solana, Avax, Fantom… Dù ngày càng phát triển và mang lại nhiều trải nghiệm người dùng tốt nhất nhưng mỗi một hệ sinh thái đều có những ưu và nhược điểm điểm riêng.

Mảnh ghép giúp giải quyết vấn đề này là Cross-chain Bridge đã xuất hiện. Cùng tìm hiểu Cross-chain Bridge là gì mới nhất 04/2024 thông qua bài viết này nhé!

Cross-chain Bridge là gì?

Cross-chain Bridge là gì?

Cross-chain Bridge là gì?

Cross-chain bridge là cầu nối Cross-chain cho phép luân chuyển các tài sản crypto, token hay dữ liệu từ Blockchain này sang Blockchain khác. Trong đó bao gồm các layer 1, layer 2, sidechain hay childchain.

Nói một cách dễ hiểu thì Cross-chain Bridge như một cây cầu để giao thương giữa các hệ sinh thái. Từ đó làm cho các hệ sinh thái có thể tối ưu hóa dòng tiền bên trong đó.

Thiết kế trên đã chứng tỏ hiệu quả, khi những blockchain như Ethereum, Bitcoin, Cosmos, Solana,… đều có tính bảo mật cao và người dùng hoàn toàn có thể xác minh giao dịch của mình trên chuỗi. Tuy nhiên, bản chất riêng rẽ của mỗi blockchain đã làm giảm cơ hội phát triển dòng tiền trong Crypto và hạn chế khả năng tận dụng cơ hội của người dùng.

Số lượng các dự án Cross-chain Bridge ngày càng nhiều và phát triển. Chứng tỏ lượng người dùng cần luân chuyển tài sản rất lớn. Vậy đây có phải mảnh đất màu mỡ để chúng ta đầu tư không, trước tiên chúng ta cần hiểu về cơ chế của Cross-chain Bridge.

Cách điều phối của Cross-chain Bridge

Cách điều phối của Cross-chain Bridge

Cách điều phối của Cross-chain Bridge

Mô hình đang được dùng phổ biến trong Cross-chain Bridge là Lock-Mint-Burn

Cách hoạt của mô hình lock-mint-burn:

  • Bước 1: Người dùng sẽ deposit tài sản ở chain A vào bridge.
  • Bước 2: Bridge này bây giờ sẽ như một bank. Khi nhận được tài sản của người dùng thì Bridge sẽ mint bản wrapped của tài sản trên chain B cho địa chỉ ví mong muốn.
  • Bước 3: Khi cần rút tài sản, người dùng gửi lại số wrapped vào bridge.
  • Bước 4: Số tài sản đó sẽ bị đốt và bridge sẽ mở khóa tài sản trên chain A cho người dùng.

Cách thức hoạt động tuy khá đơn giản. Nhưng khi áp dụng để phát triển bridge thì có nhiều biến thể khác nhau để áp dụng. Trong số đó thì mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau.

Các loại Cross-chain Bridge

Các loại Cross-chain Bridge

Các loại Cross-chain Bridge

Có 2 loại Cross-chain bridge là: Centralized Cross-chain bridge và Decentralized Cross-chain bridge.

1. Centralized Cross-chain bridge:

Centralized Cross-chain bridge: Sẽ có bên thứ 3 đóng vai trò như người môi giới cho các chain. Họ nhận token của người dùng từ chain này rồi mint ra wrapped token ở chain khác.

Ví dụ, bạn muốn skin in game ở BSC nhưng hiện giờ bạn chỉ có ETH ở bên Ethereum. Thì bạn sẽ deposit ETH đó vào Binance. Bạn rút ra theo mạng của BSC, thì việc của Binance khi đó sẽ là mint ra token wETH chuẩn BEP-20 để bạn rút về.

  • Ưu điểm: Sử dụng đơn giản, tiện lợi và phù hợp với người dùng mới.
  • Nhược điểm: Người dùng sẽ bị phụ thuộc vào bên thứ ba, họ có toàn quyền sử dụng tài sản của người gửi.

Tuy khả năng scam tài sản của người dùng là rất thấp với các tên tuổi lớn như Binance. Do thiệt hại về danh tiếng với người dùng sẽ lớn hơn với thứ mà họ nhận được. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khác liên quan đến Centralized Bridge.

2. Decentralized Cross-chain bridge

Không có bên thứ 3, ở đây nó là một pool chứa tài sản quản lý bởi các Validator. Người dùng deposit tài sản từ chain này vào pool, validators sẽ đóng vai trò xác minh giao dịch đó và pool sẽ mint ra wrapped token ở chain khác.

  • Ưu điểm: Có sự minh bạch vì mọi thứ đều có thể xác minh on-chain.
  • Nhược điểm: Không đảm bảo độ an toàn khi các bridge hiện tại còn rất mới. Pool chứa các tài sản của Decentralized Cross-chain Bridge là miếng mồi ngon cho các vụ tấn công. Điển hình kể tới là Polynetwork bị hacker tấn công mất hơn 600 triệu đô.

3 loại Decentralized cross-chain bridge nổi bật

3 loại Decentralized cross-chain bridge nổi bật

3 loại Decentralized cross-chain bridge nổi bật

1. Somewhat centralized bridge

Validators sẽ kiểm soát việc mint và burn wrapped tokens thông qua cơ chế multisig (đa số đồng thuận thì giao dịch được thông qua). Các validators thường sẽ được xác thực tài khoản (KYC) và quen biết nhau ngoài đời.

Mô hình này giúp ngăn cản hành vi xấu bằng cách định danh các validator từ trước. Tuy nhiên điều này cũng không đảm bảo việc validators sẽ không “Rug-Pull” dự án.

2. Decentralized bridge

Decentralized bridge đượcphát triển trên mạng lưới Proof of Stake và cho phép bất kỳ ai cũng có thể làm validator. Các decentralized bridge này thường áp dụng mô hình staking & slashing. Mô hình này giúp validator nhận được incentive khi xác minh giao dịch. Ngược lại số tài sản stake của họ sẽ bị mất đi nếu thực hiện hành vi xấu.

3. Untrusted bridge

Các bridge này được kết nối trực tiếp giữa các chain. Điểm cốt lõi của Untrusted bridge là sự tương thích của bridge với mạng lưới. Nó sẽ như một phần của mạng lưới và được thừa hưởng tính bảo mật của mạng lưới. Đây chính là loại bridge có độ bảo mật cao nhất nhưng khó để phát triển và mở rộng sang các chain.

Cơ hội đầu tư với cách check On-chain

Cơ hội đầu tư với cách check On-chain

Cơ hội đầu tư với cách check On-chain

Mình sẽ giới thiệu cho bạn cách check onchain để theo dõi dòng tiền đang đổ về đâu qua Cross-chain Bridge

Bạn có thể check trên EtherScan số tài sản đang được khóa trong các bridge từ Ethereum sang các chain khác. Việc thường xuyên theo dõi các số liệu sẽ giúp bạn nhận biết dòng tiền đang đổ về đâu.

Và một trang cũng rất thú vị mà bạn có thể dùng để check xem lượng tài sản lock trong các Bridge của Ethereum.

Lượng tài sản lock trong các Bridge của Ethereum

Lượng tài sản lock trong các Bridge của Ethereum

Bạn nhìn thấy hiện tại Ethereum bridges TVL thì Polygon đang đứng top 1. Tuy nhiên mình sẽ không xét sâu về Polygon. Bởi lẽ Polygon hiện giờ là layer 2 trên Ethereum giúp Ethereum giải quyết các vấn đề và tốc độ, xử lý giao dịch và những vấn đề khác.

Polygon đã có 1 sự tăng trưởng mạnh mẽ hồi đầu năm nên sẽ cần có thời gian điều chỉnh, tích lũy và cũng có thể dự phóng dòng tiền có thể đang đổ về Polygon khi TVL tăng mạnh. Đứng vị trí top 2,3 là Avax và Fantom, anh em đã thấy trong thời gian vừa qua sự bùng nổ của 2 hệ này rất là mạnh mẽ.

Bạn có thể check qua dune.xyz để tham khảo. Vì số lượng tài sản bị khóa ở trên chỉ phản ánh được một phần. Vì người dùng còn có thể sử dụng các Centralized bridge như Binance và khá khó để có thể tracking

Check qua dune.xyz

Check qua dune.xyz

Cuộc chơi hiện tại không chỉ còn ở trên Ethereum mà đã mở rộng sang các chain khác. Mở ra nhiều cơ hội mới và Cross-chain bridge là một trong số đó. Việc phát triển nhiều chain khiến lượng người dùng có nhu cầu luân chuyển tài sản giữa các chain để skin in the game ngày càng tăng cao. Thế nên việc các Bridge phát triển lớn mạnh là điều sẽ xảy ra.

Tuy nhiên các bridge hiện tại hầu hết vẫn chỉ dừng ở mục đích kéo thanh khoản từ mạng lưới lớn hơn. Ở tương lai. Thay vì cạnh tranh, các bridge sẽ hỗ trợ lẫn nhau giúp người dùng có một trải nghiệm xuyên suốt giữa các chains.

Không loại trừ khả năng 20% bridges sẽ nắm giữ 80% tài sản được lock. Điều này tương tự như việc các phiên bản wrapped BTC đang làm ở thời điểm hiện tại. Khi thị phần thuộc về vài cái tên đứng đầu như wBTC, HBTC.

Tổng hợp một số dự án Cross-chain Bridge nổi bật

BridgeTVLCAPTOKEN
Anyswap$4,968,997,041$204,145,359ANY
Ren$1,498,497,566$963,893,947REN
Multichain.xyz$4,959,855,474.12NoneNone
AllbridgeNone$13,968,170ABR
RelayNoneNoneRELAY
Hop Protocol$16,000,000NoneNone
Synapse Protocol$12,000,000$156,000,000SYN
Celer$2,105,448$808,445,282CELR

Cross-chain Bridge nổi bật. Cập nhật ngày 14/10/2021

Trên thị trường Crypto hiện nay số lượng các dự án đang build bridge là rất nhiều. Nhưng số lượng dự án có sản phẩm là tương đối ít. Qua bảng mình liệt kê một số Bridge bạn có thể nhìn thấy.

Lượng tài sản khóa là yếu tố quan trọng để đánh giá một bridge. Tuy nhiên một điểm bạn cần lưu ý là mỗi Bridge có tính chất là khác nhau và TVL chỉ phản ánh được một phần.

Ví dụ:

  • Với dự án Anyswap, người dùng cung cấp thanh khoản còn để hỗ trợ thêm mảng swap của dự án.
  • Với dự án RenVM, số token mint bằng số token lock.

FAQs

1. Tại sao cross-chain bridge lại quan trọng trong thị trường Crypto?

  • Có thể chuyển đổi tài sản từ chain này sang chain khác để sử dụng các Dapp của chain mà mình mong muốn.
  • Có thể sử dụng dữ liệu On-chain của Cross-chain Bridge. Để dự phóng dòng tiền đang đổ về chain nào.
  • Nếu tương lai Untrusted Bridge phát triển và mở rộng sang các chain thì đó sẽ là kỉ nguyên mới cho Crypto sau này.

Như vậy, thì tiềm năng đầu tư các dự án về Cross-chain Bridge còn rất tiềm năng và mới mẻ với người dùng. Vậy thì bạn nên tận dụng mỏ vàng này để đầu tư và phát triển.

2. Skin in the game là gì?

Một cách khác để đầu tư vào dự án là ta có thể skin in the game. Tương tự các AMM thường có airdrop cho những ai cung cấp thanh khoản, trải nghiệm sản phẩm của họ. Thì các bridge hiện tại cũng thường tích hợp pool. Bạn có thể cung cấp thanh khoản, farm để có cơ hội nhận được airdrop trong tương lai.

3. Cross-chain Bridge có những điểm hạn chế gì?

  • Quá nhiều bridge: Việc có quá nhiều bridge khiến thanh khoản bị phân mảnh và gây khó khăn cho người dùng mới khi luôn phải tìm kiếm và học hỏi cách sử dụng nhiều bridge khác nhau.
  • Chưa an toàn: Các vụ hack liên tục gần đây khiến nhiều người dùng lo ngại về tính bảo mật của các Bridge. Đây là một lời cảnh báo về sự non trẻ của các bridge ở thời điểm hiện tại.
  • Trải nghiệm người dùng chưa tốt: Thời gian chờ đợi lâu, giới hạn số lượng tài sản có thể chuyển, giới hạn rút tài sản,… Những dự án bridge cần cải thiện và nâng cao sản phẩm hơn nữa. Để giải quyết những vấn đề trải nghiệm của người dùng đang gặp hiện tại.

Kết luận

Hy vọng bài viết của Thefinances.org đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về Cross-chain bridge mới nhất 04/2024. Cũng như giúp cho nhà đầu tư nhận ra tiềm năng to lớn ở mảng Cross-chain Bridge này. Nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

5/5 - (10 votes)
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024