Asset Tokenization là gì? Thông tin chi tiết về Asset Tokenization mới nhất 04/2024

Asset Tokenization là gì? Mã hoá tài sản là một ứng dụng hay ho thường được nhắc đến của Blockchain. Vậy mã hoá tài sản – Asset Tokenization là gì? Việc đưa một tài sản như bất động sản, vàng bạc, tác phẩm nghệ thuật,… lên Blockchain để dễ dàng trao đổi giao dịch liệu có thành hiện thực, hay chỉ là một bộ phim viễn tưởng từ những bộ óc đam mê khoa học?

Cùng tìm hiểu câu trả lời vềmã hoá tài sản – Asset Tokenization mới nhất 04/2024 trong bài viết hôm nay ngay nhé!

Mã hóa tài sản (Asset tokenization) là gì?

Mã hóa tài sản (Asset tokenization) là gì?

Mã hóa tài sản (Asset tokenization) là gì?

Chúng ta hãy cùng tham khảo một vài định nghĩa về mã hóa tài sản là gì?

Theo 101Blockchains

Mã hóa tài sản về cơ bản là quá trình chuyển hóa tài sản vật lý cũng như phi vật lý lên mạng lưới Blockchain.

Theo hedera.com

Mã hóa tài sản là quá trình mà nhà phát hành tạo các mã thông báo kỹ thuật số (digital tokens) trên Blockchain. Nhằm đại diện cho tài sản kỹ thuật số hoặc tài sản vật lý. Blockchain đảm bảo rằng một khi bạn mua mã thông báo đại diện cho một tài sản, không một cơ quan có thẩm quyền nào có thể xóa hoặc thay đổi quyền sở hữu của bạn – quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó hoàn toàn không thay đổi.

Như vậy chúng ta có hiểu mã hóa tài sản như sau:

Đầu tiên phải hiểu TÀI SẢN ở đây là tài sản vật lý (vàng, bạc, tranh, ảnh) và tài sản phi vật lý (website, tranh kỹ thuật số, ebook, trái phiếu, cổ phiếu,…)

Mã hóa tài sản là việc đưa tài sản lên mạng lưới Blockchain bằng cách phát hành một mã thông báo kỹ thuật số (digital tokens) đại diện cho những tài sản này trên mạng lưới Blockchain.

Vậy một câu hỏi đặt ra là, tại sao phải mã hóa tài sản? Việc đưa một bức tranh, vàng, bạc, hay các loại tài sản khác nhau lên trên mạng lưới Blockchain có tác dụng gì?

Lợi ích của việc mã hóa tài sản

Lợi ích của việc mã hóa tài sản

Lợi ích của việc mã hóa tài sản

1. Tăng tính thanh khoản

Đối với người sở hữu tài sản, họ có thể chia nhỏ tài sản của mình để bán. Như vậy sẽ tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư hơn. Tính thanh khoản cho tài sản cũng được nâng cao hơn.

Đối với nhà đầu tư họ có thể mua những tài sản lớn như bất động sản mà không cần quá nhiều tiền vốn ban đầu. Bằng cách mua lại phần nhỏ tài sản người bán đã mã hóa tài sản của họ. Mang đến cơ hội đa dạng hóa danh mục cho nhà đầu tư.

Ví dụ:

Một người sở hữu căn nhà được định giá 10 tỷ đồng, họ đang cần huy động 1 tỷ đồng. Nhưng không muốn bán toàn bộ căn nhà hoặc phải thế chấp vay nợ. Họ có thể mã hóa căn nhà của họ thành 100.000 tokens, mỗi token có giá 100 nghìn đồng. Sau đó họ chỉ cần bán 10.000 tokens để thu về 1 tỷ đồng cần huy động mà vẫn giữ được ngôi nhà của mình.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể bỏ tiền ra mua lượng nhỏ token được tạo. Để sở hữu một phần nhỏ ngôi nhà, sau này nếu ngôi nhà lên giá, tokens họ sở hữu cũng lên giá theo.

Riêng với việc tăng tính thanh khoản còn mang thêm những lợi ích đi kèm như

  • Tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp xúc với các loại tài sản lớn như bất động sản hay tranh sưu tầm.
  • Dễ dàng mua bán trao đổi các tài sản với mức độ trượt giá thấp.

2. Tiết kiệm

Việc mã hóa tài sản giúp người sở hữu tài sản tiết kiệm được:

  • Phí quản lý tài sản: Khi tài sản được mã hóa, người sở hữu tài sản sẽ dễ dàng quản lý và theo dõi tài sản của mình. Nếu bạn chọn mã hóa cùng một tài sản và sử dụng nền tảng hoặc thị trường phi tập trung. Nó sẽ tự động hóa nhiều phần của quy trình này, tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Tài sản mã hóa cho phép giao dịch nhanh hơn với ít gánh nặng quản trị hơn. Thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Nhiều quy trình thủ công rườm rà có thể được tự động hóa và sắp xếp hợp lý. Trong khi quy trình thanh toán và bù trừ có thể trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

3. Minh bạch

Minh bạch là một đặc tính nổi bật của Blockchain. Khi mã hóa tài sản lên Blockchain chắc chắn bạn cũng sẽ được hưởng từ lợi ích này của nó.

Với hồ sơ bất biến về quyền sở hữu, tài sản mã hóa cho phép cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch. Mỗi bản ghi được ghi lại trên một sổ cái được chia sẻ bất biến chứa toàn bộ lịch sử của các hoạt động đã được thực hiện của tài sản mã hóa. Điều này đảm bảo rằng các bên liên quan có một cái nhìn rõ ràng về các cập nhật trong hồ sơ quyền sở hữu.

Khi nghe những lợi ích này của việc mã hóa tài sản, mình tin rằng nhiều bạn vẫn rất mơ hồ về thực tế triển khai ứng dụng của việc mã hóa tài sản. Mình cũng vậy, rất mơ hồ, vậy nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem hình ảnh thực tế những tài sản được mã hóa là như thế nào.

Các kiểu tài sản mã hóa

Các kiểu tài sản mã hóa

Các kiểu tài sản mã hóa

Đến đây có thể sẽ có nhiều bạn quen thuộc hơn. Có hai kiểu tài sản mã hóa: tài sản mã hóa có thể thay thế (Fungible asset tokenization) và tài sản mã hóa không thể thay thế được (Non-fungible asset tokenization) – viết tắt là NFT đang nổi như cồn.

1. Tài sản mã hóa có thể thay thế (Fungible asset tokenization)

Loại này có hai tính chất chính:

  • Có thể hoán đổi cho nhau: Mỗi đơn vị của tài sản mã hóa có cùng giá trị thị trường và đều là giá trị hợp lệ. Ví dụ như Bitcoin: Tất cả các đơn vị của 1 $ BTC hoàn toàn giống nhau. Chúng có cùng giá trị thị trường và có thể hoán đổi cho nhau. Không quan trọng $ BTC được mua từ ai, vì tất cả các đơn vị BTC đều có cùng chức năng và là một phần của cùng một mạng lưới. Bạn có thể hoán đổi 1/4 $ BTC lấy 1/4 $ BTC của bất kỳ ai khác, với niềm tin rằng 1/4 $ BTC của bạn và họ có cùng giá trị, mặc dù là 1/4 số tiền từ những người khác nhau.
  • Chia nhỏ: ta có thể chia nhỏ chúng ra thành nhiều đơn vị thập phân, chúng được định cấu hình trong quá trình phát hành. Ví dụ như BTC ta có thể mua 0.00001 BTC, trao đổi, di chuyển 0.004 BTC.

2. Tài sản mã hóa không thể thay thế được (Non-fungible asset tokenization) – NFT

Loại này có các tính chất ngược lại với loại trên

  • Không thể hoán đổi cho nhau: Không thể thay thế NFT bằng mã thông báo cùng loại vì mỗi mã thông báo đại diện cho một giá trị duy nhất.
  • Không thể bị chia nhỏ
  • Duy nhất: Mỗi mã thông báo khác với mã thông báo khác cùng loại. Chúng có thông tin và thuộc tính duy nhất.

Người ta sẽ dựa vào tính chất của mỗi kiểu tài sản và mã hóa chúng theo một trong hai loại trên để phù hợp với mục đích sử dụng.

Một vài ứng dụng trong thực tiễn

Một vài ứng dụng trong thực tiễn

Một vài ứng dụng trong thực tiễn

1. Mã hóa Bất động sản

Theo một vài tài liệu, việc mã hóa tài sản đã được ứng dụng trong bất động sản từ năm 2018. Một căn hộ sang trọng trị giá 30 triệu đô la ở Manhattan ở New York đã trở thành bất động sản đầu tiên được mã hóa trên Blockchain của Ethereum.

2. Mã hóa vàng

Liên minh Giao thức Toàn cầu — một tập đoàn các công ty liên quan đến blockchain bao gồm Bittrex Global, Ledger, CertiK và Uphold — đã tận dụng sức mạnh của mã hóa và tung ra một mã thông báo được Perth Mint hỗ trợ. Perth Mint là nhà máy luyện vàng mới lớn nhất trên thế giới và thuộc sở hữu của Chính phủ Tây Úc. Các mã thông báo, được đặt tên là “Universal Gold” hoặc UPXAU, đã được ra mắt vào tháng 10 năm 2019. Được hỗ trợ một đối một bởi chứng chỉ GoldPass do Perth Mint cấp, mã thông báo UPXAU có thể được mua từ $1 và được miễn phí lưu trữ.

3. Mã hóa tác phẩm nghệ thuật

Ứng dụng này thì dạo gần đây quá hot rồi. Những bức tranh NFT bán với giá cả chục triệu đô ầm ầm trên báo.

4. Các ứng dụng mã hóa khác

Hiện tại một dự án đang rất có tiềm năng giúp mã hóa nhiều loại tài sản từ thế giới thực lên Blockchain. Cụ thể là Defi, đó là Centrifuge, với ứng dụng đầu tiên là tinlake. Mình sẽ có bài viết kĩ hơn về dự án này sau.

Kết luận

Hi vọng bài viết vừa rồi của Thefinances.org đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc Asset Tokenization là gì mới nhất 04/2024. Tất nhiên sẽ có rất nhiều thách thức đối với việc mã hoá tài sản. Hãy để lại câu hỏi, chia sẻ của bạn dưới phần bình luận để chúng ta có thêm góc nhìn và cho hành trình giải đáp tiếp theo thêm hấp nhé.

5/5 - (10 votes)
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024