Maker là gì? Thông tin chi tiết về dự án Maker 03/2024

Maker là gì? Trong thời gian gần đây, các đồng stablecoin đang được những nhà đầu tư tiền mã hoá ưa chuộng. Điều này đã dẫn đến việc rất nhiều stablecoin mới được ra đời và Maker (MKR) là một trong số đó. Đây là một dự án gây được nhiều sự chú ý từ cộng đồng nhờ vào những ý tưởng sáng tạo và đột phá.

Vậy Maker là gì? Hãy cùng Thefinances.org tìm hiểu chi tiết về Maker mới nhất 03/2024 thông qua bài viết sau đây nhé!

Maker là gì?

Maker là gì?

Maker là gì?

Maker (MKR) hay MakerDAO là một dự án tiền mã hoá được xây dựng trên nền blockchain của Ethereum.

Dự án Maker được đưa vào hoạt động vào năm 2015. Đến năm 2018, dự án tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng tiền mã hóa khi đưa ra một hình thức stablecoin hoàn toàn mới và đại diện là đồng DAI. Token MKR ra đời nhằm mục đích làm ổn định giá của DAI thông qua các Smart Contracts có tên là Collateralized Debt Positions (CDP).

Trên nền tảng Maker, người dùng có thể tác động đến DAI stablecoin bằng cách cho phép hệ thống giữ chúng cho đến khi khoản nợ đã được thanh toán bằng một lượng tiền tương đương của DAI. Ngoài ra, MKR còn có một chức năng là cung cấp đòn bẩy và thanh khoản cho token ERC-20 của sàn giao dịch OasisDEX.

Giữa Maker và DAI có mối liên hệ gì?

1. Vấn đề được đặt ra

Như nhiều người đã biết, đặc thù của thị trường tiền điện tử là tính biến động cao. Vì vậy, nhu cầu hiện tại của cộng đồng là cần một loại tiền mã hóa có giá trị cố định để bảo toàn tài sản của mình.

Đây cũng là lý do chính thúc đẩy sự ra đời của các stablecoin như USDT, USDC, TUSD, GUSD. Chúng đều là những đồng tiền điện tử neo giá trị của mình theo USD, nghĩa là luôn cố gắng giữ tỉ lệ chuyển đổi với USD là 1:1 (ví dụ: 1USDT=1USD)

Tuy nhiên, các đồng stablecoin này thường được phát hành bởi một tổ chức tập trung. Mặc dù các tổ chức đó cam kết là mỗi đồng được phát hành sẽ được đảm bảo bởi mỗi USD trong ngân hàng, nhưng rõ ràng chúng ta không thể biết là họ có thực sự làm như vậy hay không. Ngoài ra, việc làm này cũng đang đi ngược lại với định hướng của blockchain là loại bỏ các bên trung gian.

Cũng vì thế, dự án Maker được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Đây là một hệ thống phi tập trung nên tất cả quá trình diễn ra đều minh bạch và đáng tin cậy.

2. Cách thức hoạt động của Maker

Maker hoạt động dựa trên nguyên tắc của một Decentralized Autonomous Orgranizations (DAO) – một tổ chức dân chủ hoạt động trên nền tảng hợp đồng thông minh của Ethereum. Điều này đồng nghĩa, các hoạt động và định hướng phát triển của Maker đều phải phụ thuộc vào biểu quyết của những người tham gia mạng lưới.

Đầu tiên, DAI là một stablecoin có tài sản thế chấp là đồng ETH và được phát hành bởi Maker. Maker cam kết với người dùng là khi họ gửi vào một lượng ETH, sẽ nhận lại được một lượng DAI theo quy định ban đầu của hệ thống. Hiểu đơn giản, Maker giống như một bên cho vay tín dụng, ETH sẽ là tài sản thế chấp, còn DAI là số tiền người dùng được vay.

Tài sản sẽ được trả lại cho chủ sở hữu sau khi thanh toán xong khoản nợ cộng với lệ phí cần thiết để ổn định DAI. Maker sử dụng MKR để đảm bảo quá trình “tín dụng” này được diễn ra hiệu quả và luôn giữ cho 1 DAI = 1 USD.

Về bản chất, hệ thống Maker là sự kết hợp một nửa của AI và một nửa do con người khi cố gắng tích hợp những phẩm chất tốt nhất của cả người và máy tính vào tính năng blockchain.

Collateralized Debt Positions (CDP) là gì?

Collateralized Debt Positions (CDP) là gì?

Collateralized Debt Positions (CDP) là gì?

Để tạo stablecoin DAI trên nền tảng Maker, người dùng sẽ phải sử dụng đồng ETH của mình trong các hợp đồng thông minh độc đáo gọi là Collateralized Debt Positions (CDP). Bên cạnh khả năng giúp người dùng tạo ra các đồng DAI, CDP còn giúp họ tích lũy lãi suất theo thời gian gọi là “Phí ổn định”.

Hiện tại, Pooled Ether (PETH) là loại tài sản thế chấp đang được chấp nhận trên nền tảng Maker. Để có được DAI thông qua CDP, trước tiên người dùng phải chuyển đổi ETH của mình thành PETH.

Tương tác giữa người dùng với CDP gồm 4 giai đoạn cơ bản.

1. Tạo CDP

Trước tiên, người dùng cần gửi một giao dịch bất kỳ tới Maker để tạo CDP. Tiếp theo, họ phải gửi token PETH của mình để thế chấp CDP.

2. Tạo Dai

Sau đó, người dùng tiếp tục gửi một giao dịch ghi rõ số lượng DAI mà họ muốn từ CDP. Khi đã nhận được DAI, một khoản nợ tương đương (PETH) bị khóa trong một hợp đồng thông minh. Người dùng không thể truy cập vào tài sản thế chấp bị khóa này cho đến khi thanh toán hoàn tất các khoản nợ.

3. Thanh toán nợ

Để nhận lại tài sản thế chấp, người dùng phải trả hết số nợ chưa thanh toán của họ trong CDP cùng với “Phí ổn định” như lãi suất cho khoản nợ chưa thanh toán. Phí này phải được thanh toán bằng token MKR, trong khi nợ chưa thanh toán chỉ có thể được trả lại bằng đồng DAI.

4. Rút tiền thế chấp

Sau khi hoàn tất thanh toán khoản nợ và phí ổn định, người dùng có thể lấy lại tài sản của mình bằng cách gửi một giao dịch vào hệ thống Maker.

DAI có thể sử dụng trong lĩnh vực nào?

DAI có thể sử dụng trong lĩnh vực nào?

DAI có thể sử dụng trong lĩnh vực nào?

1. Thị trường cờ bạc

Thị trường cờ bạc rất khó để sử dụng tiền điện tử vì những biến động về giá. Điều này không những chứa những rủi ro giảm thiểu quy mô tỷ lệ và còn có nguy cơ về giảm giá của một số loại tài sản cơ bản. Vì vậy, việc dùng 1 loại tiền ổn định như DAI sẽ cho phép hạn chế về rủi ro về thua lỗ thông thường.

2. Thương mại quốc tế

Thông thường, chi phí cho các giao dịch quốc tế khá cao. DAI sẽ giúp người dùng loại bỏ những trung gian để giảm chi phí tới mức phù hợp.

3. Thị trường tài chính

Những tài sản thế chấp có mức giá ổn định sẽ rất phù hợp cho các hợp đồng thông minh.

4. Hệ thống kế toán minh bạch

Nhờ những giao dịch DAI được kiểm chứng đầy đủ, các tổ chức hoàn toàn có thể cải thiện về hiệu quả hoạt động cũng như giảm tình trạng tham nhũng.

Đội ngũ phát triển của dự án Maker

Đội ngũ phát triển của dự án Maker

Đội ngũ phát triển của dự án Maker

Đứng sau dự án Maker là một đội ngũ phát triển và cố vấn nhiều kinh nghiệm đến từ khắp nơi trên thế giới và từ nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, blockchain, kinh tế, thiết kế, kinh doanh,..

Người sáng lập dự án là Rune Christensen, một doanh nhân đến từ Sealand, Đan Mạch. Christensen tốt nghiệp trường Đại học Copenhagen với bằng hóa sinh và đồng thời theo học ngành kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh doanh Copenhagen. Trước khi gia nhập MakerDAO, anh là đồng sáng lập và quản lý công ty tuyển dụng quốc tế Try China.

Một số thông tin cơ bản của token MKR

Một số thông tin cơ bản của token MKR

Một số thông tin cơ bản của token MKR

1. MKR có vai trò gì?

Như đã chia sẻ, hệ thống Maker sẽ dùng token MKR để đảm bảo cho quá trình “tín dụng” DAI.

Hiện tại MKR hoạt động với 2 chức năng chính là:

  • Đại diện quyền biểu quyết tại hệ thống: Mỗi 1 MKR sẽ đại diện 1 vote tại hệ thống, nên người sở hữu nhiều MKR sẽ có nhiều tiếng nói hơn.
  • Phục vụ cho các hoạt động của đồng DAI: MKR được dùng để trả phí tín dụng. Như vậy, MKR có thể quy định những tham số của đồng DAI như: nợ trần, chi phí vay, tỷ lệ thanh lý, hình phạt thanh lý, thời gian bán đấu giá và những bước bán đấu giá

2. Một số thông tin cơ bản của MKR

  • Tên token: Maker
  • Ký hiệu là: MKR
  • Blockchain là: Ethereum
  • Contract: 0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2
  • Tiêu chuẩn: ERC-20
  • Loại token:
  • Tổng cung: 991.328 MKR
  • Cung lưu thông: 901.310 MKR
  • Tổng cung tối đa: 1.005.577 MKR

3. Có thể lưu trữ MKR ở đâu?

MKR được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum theo chuẩn ERC-20. Do đó, token này có thể được lưu trữ trên bất kỳ các loại ví có hỗ trợ ERC-20 như: MyEtherWallet, MetaMask, Trezor, Ledger, ImToken,…

Ngoài ra, bạn có thể lưu trữ MKR trực tiếp trên ví điện tử của các sàn giao dịch để tiện cho việc trading.

4. Có thể mua MKR ở các sàn nào?

Hiện nay, token MKR đang được hỗ trợ mua bán trên một số sàn giao dịch lớn đã niêm yết token này như: FTX.US, FTX, Binance, Huobi Global, Coinbase, Sushiswap, OKEx,…

FAQs về Maker

1. MakerDAO và DAO Maker có giống nhau không?

Đây là hai dự án hoàn toàn khác nhau.

DAO Maker là một nền tảng hỗ trợ gọi vốn cho các dự án tiền điện tử. Được thiết kế trên một blockchain, nền tảng này cung cấp các dịch vụ B2B và B2C bao gồm: thiết kế Tokenomics, xây dựng cộng đồng, tư vấn chiến lược để xây dựng thương hiệu, gây quỹ, quản lý tài sản,…

Mục tiêu chính của DAO Maker là kết nối các cá nhân nhỏ lẻ với các Startup về tiền điện tử, giúp các cá nhân có thể tham gia đầu tư mạo hiểm để sở hữu token một cách dễ dàng.

2. Kiếm MKR bằng cách nào?

MKR là một utility token của hệ sinh thái Maker và bạn không thể mint chúng như những token khác. Cách duy nhất để bạn có thể sở hữu được token MKR là mua ở những sàn đã niêm yết đã được giới thiệu bên trên.

3. Giá hiện tại của MKR là bao nhiêu?

Theo trang Coingecko, giá hiện tại của một đồng MKR là 2.173,38 USD, có vốn hóa thị trường là 1.958.799.080 USD và xếp hạng #64. Bạn có thể cập nhật giá token này mỗi ngày tại: https://www.coingecko.com/vi/ty_gia/maker

4. Có thể theo dõi dự án qua những kênh nào?

Bạn có thể theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất của dự án Maker tại:

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về dự án Maker mới nhất 03/2024. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp có cái nhìn tổng quan hơn về đồng điện tử này cũng như đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý nhất. Nếu có vấn đề thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để cùng nhau thảo luận nhé! Chúc bạn thành công trong quá trình đầu tư của mình.

Rate this post
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn JustSwap là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin JustSwap mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn Hotbit là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch tiền ảo Hotbit mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn KuCoin là gì? Đánh giá tiềm năng sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn ProBit Global là gì? Đánh giá tiềm năng của sàn giao dịch Coin ProBit Global mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Sàn BigONE là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch tiền điện tử của sàn BigONE mới 2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Minergate là gì? Đánh giá tiềm năng đào Coin của Minergate mới2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Sàn OpenSea là gì? Đánh giá tiềm năng giao dịch của sàn OpenSea mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Red Kite là gì? 6 Tính năng nổi bật của Red Kite mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024
Chia network (XCH) là gì? Đánh giá tiềm năng của dự án Chia network mới 2024